1. Tạo nút kêu gọi hành động đơn giản với một hành động rõ ràng
Một quảng cáo Facebook hoàn hảo khi nó mô tả rõ ràng về hành động mà nó muốn khách hàng tiềm năng thực hiện.
Mọi chiến dịch hoặc định dạng quảng cáo trên thế giới đều có thể được chia thành hai loại: quảng cáo được thiết kế để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và quảng cáo được thiết kế để thúc đẩy hành động trực tiếp như bán hàng hoặc cài đặt ứng dụng
Trong một thế giới hoàn hảo, chiến dịch của bạn có để đạt được cả hai. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, sẽ chỉ đạt được cái này hoặc cái kia. Nhận thức về thương hiệu rất có giá trị. Đó là một chiến lược thông minh giúp xây dựng doanh nghiệp của bạn lâu dài. Nhưng quá nhiều chiến dịch cố gắng kết hợp đạt được cả hai mục tiêu nhận diện thương hiệu và phản hồi trực tiếp. Trừ khi bạn là một thiên tài tiếp thị, còn lại nó hiếm hiệu quả.
Do đó, các chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu sáng tạo nên có các nút kêu gọi hành đồng liên quan đến tiêu thụ nội dung, như theo dõi trang Facebook của bạn, đăng ký để theo dõi thêm nội dung hoặc thu thập đăng ký email. Hình thức quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct response ads) phục vụ việc chốt đơn tốt hơn là việc gắn kết hoặc giải trí khách hàng.
Một ví dụ tuyệt vời về quảng cáo phản hồi trực tiếp đến từ công ty AppSumo. Như bạn có thể thấy bên dưới, quảng cáo có một mục tiêu rõ ràng: khiến bạn mua sản phẩm ngay lập tức.
Quảng cáo không lãng phí thời gian, nó cho biết sản phẩm là gì, có ưu đãi gì và đưa ra thời gian khuyến mãi để cho bạn một lý do thuyết phục để mua ngay lập tức.
Mailchimp là nhà vô địch không thể chối cãi trong quảng cáo thương hiệu. Họ thiên tài ở chỗ tạo ra các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu đơn giản là để xây dựng thương hiệu. Quảng cáo trên Facebook của họ không bao giờ cố gắng khiến bạn xem video và đăng ký dùng thử miễn phí. Không phải là Mailchimp không làm quảng cáo dành riêng cho sản phẩm. Rất nhiều quảng cáo của họ nhằm mục đích thúc đẩy doanh số hoặc khiến khách hàng dùng thử một tính năng mới. Nhưng họ luôn tách biệt việc giành được nhận diện thương hiệu và nhận phản hồi trực tiếp.
Ngược lại, một quảng cáo cố gắng làm cả hai có khả năng thất bại. Nếu bạn quảng cáo để giới thiệu giá trị cốt lõi của sản phẩm (nhận thức về thương hiệu), đừng yêu cầu mọi người mua hoặc đăng ký ngay. Thay vào đó, hãy sử dụng lời kêu gọi hành động để khuyến khích mọi người thực hiện một hành động nhỏ hơn, nhiều vị trí hơn, chẳng hạn như xem video để tìm hiểu cách thức sản phẩm hoạt động.
Quyết định một hành động đơn giản mà bạn muốn mọi người thực hiện. Cách dễ nhất là tập trung quảng cáo của bạn vào một phần của phễu mua hàng. Hãy chọn một từ kênh tiếp thị truyền thông xã hội Hootsuite:
Nhận thức, sự ưa thích và mức tiêu thụ: bám sát các lời kêu gọi hành động ban đầu như tăng cường người theo dõi, đọc các phần nội dung khác hoặc đăng ký email của bạn.
Hội thoại: tập trung vào các số liệu tương tác như tăng cường chia sẻ, tăng bình luận và gắn thẻ hoặc tạo ra các đề cập tích cực.
Mục đích: tập trung vào các lời kêu gọi hành động ở bước tiếp theo, chẳng hạn như “tìm hiểu thêm” hoặc tải xuống nội dung.
Chuyển đổi: tập trung vào các hành động trực tiếp tạo doanh thu như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, yêu cầu bản demo bán hàng, tải xuống ứng dụng hoặc đăng ký sản phẩm đăng ký.
2. Sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng giúp bạn tinh chỉnh theo thời gian
Quảng cáo hoàn hảo trên Facebook không kết hợp nhắm mục tiêu theo đối tượng. Nó sử dụng thử nghiệm để tinh chỉnh độ chính xác của việc nhắm mục tiêu theo thời gian.
Facebook có danh sách vô tận các khả năng nhắm mục tiêu đối tượng có thể khiến bạn bối rối. Bạn có thể dễ dàng từ bỏ bằng cách thêm vào các danh mục hành vi và sở thích ngẫu nhiên và cầu trời là Facebook sẽ nhắm đến khách hàng phù hợp cho bạn.
Nhưng bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền và thời gian bằng cách chủ động nhắm mục tiêu đối tượng.
Mẹo để nhắm mục tiêu theo đối tượng là cải thiện hiểu biết của bạn về các chiến lược hiệu quả theo thời gian.
Đây là một cách đơn giản để bắt đầu.
Bắt đầu với một đối tượng Lookalike (đối tượng tương tự).
Đối tượng Lookalike rất mạnh vì bạn có thể sử dụng dữ liệu hiện có (chẳng hạn như những người đã mua sản phẩm từ trang web của bạn) để nhắm mục tiêu triển vọng tương tự trên Facebook. Việc này cho bạn một nền tảng vững chắc để bắt đầu thử nghiệm và tinh chỉnh nhắm mục tiêu đối tượng của bạn.
Làm thế nào để bạn tạo ra một đối tượng Lookalike như trong Facebook? Hãy dùng công cụ quảng cáo Facebook yêu thích của bạn và làm theo các bước sau:
- Đến phần Audience (Đối tượng) trên trình quản lý quảng cáo của bạn.
- Nhấp vào Create a Lookalike Audience (Tạo Đối tượng tương tự).
- Chọn Create custom audience (tạo đối tượng tùy chỉnh) và sau đó chọn tệp khách hàng.
- Sau đó, bạn có thể thêm tệp Excel khách hàng, ví dụ, danh sách email của bạn hoặc danh sách khách hàng từ PayPal.
- Chọn quốc gia nơi bạn muốn tìm một nhóm người tương tự.
- Chọn kích thước đối tượng mong muốn của bạn với thanh trượt.
- Nhấp vào Create Audience (Tạo đối tượng)
Sau đó, tiếp tục tinh chỉnh nhắm mục tiêu
Sau khi bạn chạy chiến dịch đầu tiên, bạn có thể điều chỉnh chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng của mình bằng cách thêm các điều chỉnh bên dưới. Thêm vào từng thứ một để xem liệu chúng có tạo ra tác động nào hay không.
Đầu tiên, chọn vị trí mục tiêu. Sau đó thêm sở thích. Rồi nhân khẩu học. Thu hẹp đối tượng của bạn bằng cách thêm các danh mục bắt buộc, chẳng hạn như người dùng phải quan tâm đến X và cũng phải thích Y hoặc Z. Thử nghiệm với các hành vi.
Ở dưới mục hành vi, bạn có thể nhắm mục tiêu chủ sở hữu thiết bị cụ thể, những người đang có một kỷ niệm trong vòng hai năm tới, ví dụ, hoặc người dùng gần đây đã mua hàng cho doanh nghiệp.
Một cách tiếp cận khác là bắt đầu bằng cách thử nghiệm đối tượng rộng, và sau đó thu hẹp, thêm chi tiết cụ thể hơn, để có được tỉ lệ đối tượng chuyển đổi cao hơn và chất lượng hơn mỗi lần.
3. Viết một tiêu đề rõ ràng và gần ngôn ngữ nói
Quảng cáo hoàn hảo trên Facebook không làm phiền mọi người với những lợi ích nhàm chán hoặc những lời quảng cáo rầm rộ. Hãy sử dụng giọng điệu trò chuyện và thư giãn trong các thủ thuật bán hàng.
Các tiêu đề có hiệu quả tốt nhất khi chúng rõ ràng và gần ngôn ngữ nói. Điều này giảm thiểu những người khó chịu với quảng cáo công khai trong bảng tin của họ
Đôi khi một tiêu đề tốt là một cụm từ thông minh. Hoặc nó là một lợi ích sản phẩm đơn giản. Không có mẹo thực sự nào để viết tiêu đề. Và ngay cả những lời khuyên cũ như các tiêu đề phải chứa đựng lợi ích, không chứa tính năng cũng chưa chắc là đúng
Hãy theo dõi các thương hiệu thực sự nắm vững các quy tắc thẩm mỹ và xã hội của Facebook và Instagram, Chewy.com, MVMT và vân vân. Bạn sẽ nhận thấy các thương hiệu này có xu hướng tiếp cận bằng cách tiêu đề thân thiện, gần ngôn ngữ nói hơn là chỉ tập trung vào mỗi lợi ích như cách truyền thống
Bên cạnh đó, tiêu đề trong quảng cáo trên Facebook thường viết ở mục “text” (văn bản) khi dựng quảng cáo, chứ không phải mục “headline” (tiêu đề). Rõ ràng các kỹ sư đã xây dựng Facebook chứ không phải những người chạy quảng cáo!
Như bạn có thể nhận thấy trong trình tạo quảng cáo Facebook, mục “headline” xuất hiện ở vị trí thứ ba trong quảng cáo dưới hình ảnh. Nếu viết tiêu đề vào đây, người xem sẽ không nhìn thấy nó đầu tiên.
Nếu bạn nhập vào mục “text”, hãy coi như đây là tiêu đề của bạn. Đây là điều đầu tiên mà khách hàng tiềm năng của bạn sẽ nhìn thấy và mục “headline” sẽ có chức năng như tiêu đề phụ.
4. Sử dụng hình ảnh có sức sáng tạo với tiêu đề
Quảng cáo Facebook hoàn hảo có một sự liên kết thông minh hoặc sáng tạo giữa hình ảnh và tiêu đề.
Các nhà quảng cáo nghiệp dư trên Facebook thường mắc một sai lầm. Hình ảnh và tiêu đề không có bất kỳ sự liên quan sáng tạo nào. Ví dụ: nếu tiêu đề là “kiếm tiền khi ngủ”, thì bạn sẽ thấy một hình ảnh một người trong bộ đồ ngủ, cầm một số tiền mặt.
Đây là một quy tắc hữu ích. Nếu tiêu đề là rõ ràng, hình ảnh nên có ý nghĩa khác. Điều này tạo ra sự tương phản và tương tác giữa hình ảnh và tiêu đề
Ví dụ, chiến dịch nổi tiếng của Slack mang một hình ảnh trừu tượng. Tiêu đề là đơn giản, giải thích các ẩn dụ. Chiến dịch sẽ khác đi nhiều nếu hình ảnh cũng đơn giản và theo nghĩa đen. Nó có sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và tiêu đề làm cho quảng cáo thú vị hơn.
Một ví dụ khác đến từ Zendesk. Hãy tưởng tượng quảng cáo dưới đây sẽ khủng khiếp như thế nào nếu hình ảnh được thay thế bằng một đội ngũ nhân viên hỗ trợ tươi cười. Một tiêu đề theo nghĩa đen và một hình ảnh theo nghĩa đen làm cho quảng cáo không hấp dẫn chút nào.
Nếu bạn cần tìm cảm hứng, bạn có thể sử dụng công cụ quảng cáo miễn phí AdEspresso. Nó cho phép bạn theo dõi các đối thủ cạnh tranh và tìm các ví dụ thành công về quảng cáo Facebook.
5. Sử dụng description area (vùng mô tả) để kêu gọi hành động dễ dàng hơn
Quảng cáo Facebook hoàn hảo biết rằng việc yêu cầu mọi người hoàn thành một hành động luôn tạo ra sự lo lắng của người mua.
Bước cuối cùng là viết mô tả cho lời kêu gọi hành động. Đây là phần mô tả đường link của bạn, hãy sử dụng nó để cho khách hàng biết bạn đang bán gì và có thể đem lại cho họ những gì.
Ví dụ: nếu lời kêu gọi hành động là “Tải xuống bản báo cáo”, người dùng thường sẽ nghi ngờ chất lượng của bản báo cáo
Như bạn có thể thấy bên dưới, Dollar Shave Club khu vực mô tả để giải quyết những phản đối phổ biến với gói đăng ký của họ.
Vì vậy, bạn có thể thêm một số chi tiết cụ thể, hé lộ một chút nội dung. Nếu bạn đang kêu gọi mua hàng trực tiếp, chẳng hạn như thêm một sản phẩm vào giỏ hàng, bạn có thể đề cập đến các chính sách giao hàng hoặc đổi trả miễn phí.