Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Quyết Định Về Cấu Trúc Vốn

Nam Quốc
28/09/2020 - 07:00 5882     0

Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp luôn rất phức tạp và đồng thời thể hiện được đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hôm nay hãy cùng Saga.vn tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp về xây dựng cấu trúc vốn nhé!

 

Cấu trúc vốn trong thời đại hiện nay

Mỗi công ty đều cần vốn để hỗ trợ hoạt động vận hành của mình. Cấu trúc vốn là tổng hợp các nguồn lực về tài chính và các nguồn tài trợ của công ty. Để có thể rõ hơn, cấu trúc vốn là tỷ lệ nợ ngắn hạn, dài hạn và vốn góp chủ sở hữu. Phụ thuộc vào các nguồn lực tài chính, chúng ta có thể phân biệt vốn vay (hoặc nợ) và vốn cổ phần (vốn góp chủ sở hữu). Kết hợp chúng lại tạo thành vốn nhàn rỗi của công ty (employed capital). Vốn vay có 2 lợi thế đặc trưng. Đầu tiên, tiền lãi phải trả được miễn khi tính thuế. Thứ hai, người cho vay chỉ nhận được thu nhập cố định và các cổ đông không phải chia lợi nhuận với họ.

Vốn vay đồng thời cũng có những bất lợi. Đầu tiên, tỷ lệ nợ càng cao, độ rủi ro của công ty càng cao và chi phí tài trợ và vốn chủ sở hữu tăng. Thứ hai, nếu công ty đối diện với những thời điểm khó khăn và lợi nhuận hoạt động không đủ chi trả chi phí lãi vay, các cổ đông sẽ phải tài trợ khoản thâm hụt này từ tài sản của chính họ và nếu họ không thể - thì công ty sẽ bị tuyên bố phá sản.

Vậy với các công ty có nguồn thu nhập không ổn định và việc vận hành dòng tiền nên giới hạn vốn vay. Mặt khác, với những công ty có dòng tiền ổn định hơn, có thể tự do hơn trong việc thu hút vốn vay. Những vẫn sẽ có một câu hỏi nếu vốn vay tốt hơn so với vốn chủ sở hữu. Nếu đúng - liệu công ty có nên hoàn toàn được tài trợ bằng vốn vay hay không? Và tỷ lệ tối ưu của vốn vay và vốn chủ sở hữu là gì?

Giá trị của bất kỳ công ty nào là giá trị hiện tại ròng của dòng tiền tự do trong tương lai được chiết khấu bằng Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC). Thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ ảnh hưởng đến rủi ro và chi phí của từng thành phần cấu trúc vốn cũng như toàn bộ chi phí vốn. Thay đổi cấu trúc vốn cũng có thể ảnh hưởng đến dòng tiền tự do, do đó ảnh hưởng đến các quyết định của CapEx.

Để gia tăng cấu trúc vốn, nhiều công ty trả cổ tức làm giảm thu nhập giữ lại và tăng số tiền công ty phải  dành cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của một công ty có liên quan đến chính sách cổ tức.

Các quyết định về cấu trúc vốn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và như bạn thấy việc xác định cấu trúc vốn tối ưu không phải là một bộ môn khoa học chính xác. Vì vậy, ngay cả các công ty trong cùng một ngành cũng có thể có cấu trúc vốn khác nhau rõ rệt. Hãy  xem làm thế nào mà cấu trúc vốn ảnh hưởng đến rủi ro của các thành phần và giải thích ngắn gọn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về cấu trúc vốn

Các yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định về cấu trúc vốn là:

Khi một công ty quyết định sẽ có nhiều vốn cổ phần hơn, công ty đó nên nhớ đến giá của vốn cổ phần thường. Có một kết luận sai lầm là vốn cổ phần là miễn phí - điều đó không đúng. Đừng quên việc chia cổ tức - nếu người chủ sở hữu có thể nhận được, giả sử 40% thu nhập ròng  vì cổ tức, chi phí vốn có thể dễ dàng vượt quá chi phí vốn vay. Thực tiễn cho thấy, phát triển kinh doanh chỉ dựa vào tái đầu tư lợi nhuận vào vốn làm giảm một số rủi ro tài chính nhưng lại làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh doanh đáng kể. Thu hút vốn vay (dĩ nhiên là có chiến lược phù hợp) có thể làm tăng đáng kể thu nhập của chủ sở hữu bằng cách giới thiệu đòn bẩy tài chính. Điều này khá hợp lý với các công ty nhỏ và vừa, nơi họ không sử dụng đúng khả năng vay trong kinh doanh của họ. Việc phát hành cổ phần cũng sẽ không khả thi nếu không phải chịu thêm chi phí thả nổi. Chi phí này bao gồm rất nhiều loại phí liên quan đến bảo lãnh phát hành, môi giới và nhận được phê duyệt theo quy định. Nói chung, chi phí phát hành vốn cổ phần nhiều hơn chi phí phát hành nợ.

Khi vốn chủ sở hữu nhận được không phải từ các cổ đông hiện hữu (chủ sở hữu), vấn đề về sự thay đổi trong quản lý có thể phát sinh. Phát hành cổ phiếu mới cho thị trường mở (trong IPO, hoặc FPO,) giới thiệu các cổ đông mới, những người cách hiểu khác nhau về cách thức điều hành công ty và nếu họ có cổ phần lớn trong công ty, xung đột công ty có thể xuất hiện. Nếu các chủ sở hữu hiện tại muốn có quyền kiểm soát cuối cùng đối với các hoạt động và thiếu vốn bổ sung, việc phát hành vốn cổ phần cho các cổ đông mới có thể không phù hợp và nợ sẽ phù hợp hơn cho vấn đề tài chính trong các trường hợp như vậy.

Các khung pháp lý khác nhau thường quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty nên có trong cấu trúc vốn của nó. Ví dụ, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các ngân hàng trung ương và trong khuôn khổ vốn Basel III nên có không dưới 8% tài sản có rủi ro được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và nợ trực thuộc. Tăng nợ cũng thường áp đặt các giao ước nợ khác nhau nhằm hạn chế tỷ lệ nợ mà một công ty được phép có.

Tất nhiên, nợ cũng không phải là miễn phí. Lãi và chi phí phải trả cho chủ nợ tạo thành chi phí nợ (cost of debt) - chi phí càng ít thì nợ được sử dụng càng nhiều. Một lợi thế của việc nợ đã được nhắc đến bên trên là tiền lãi phải trả được khấu trừ cho thuế thu nhập. Bởi vậy, càng nhiều nợ được sử dụng công ty càng ít bị ảnh hưởng bởi tỷ suất thuế.

Khi tăng tỷ lệ vốn nợ, công ty nên ghi nhớ rủi ro tăng cao. Một số tỷ lệ được các nhà phân tích sử dụng để đánh giá rủi ro của công ty đến từ vốn nợ. Tỷ lệ bảo hiểm lãi suất (ICR) cho thấy khả năng xử lý nợ của công ty bằng cách trả lãi và được tính bằng tỷ lệ EBIT trên chi phí lãi vay. Tỷ lệ này càng cao, tỷ lệ nợ công ty có thể có càng nhiều. Chủ sở hữu và nhà phân tích cũng nên nhớ rằng tỷ lệ này là không đủ để kết luận rằng công ty thực sự có đủ dòng tiền để trả lãi hay ko. Cần  biết rằng điều quan trọng là phải hiểu vị trí dòng tiền của công ty có thể trả được nếu lãi xuất vượt quá dự kiến hay không? Tỷ lệ bảo hiểm nợ (DSCR) được tính là thu nhập hoạt động ròng đối với các nghĩa vụ nợ (nợ đến hạn trong một năm và lãi) và không bị giới hạn bởi ICR.

Cuối cùng, mỗi công ty không thể tồn tại độc lập khỏi ngành và các đối thủ nên cơ cấu vốn của các công ty khác cũng rất quan trọng. Các công ty trong một ngành sản xuất các sản phẩm gần như tương tự và sử dụng các nguồn tài trợ tương tự và hỗn hợp nợ / vốn chủ sở hữu. Vì vậy, khi đưa ra quyết định về cấu trúc vốn, nó có ý nghĩa dùng để xem xét nợ/vốn chủ sở hữu trong một ngành được chọn.

Một công ty đi qua một số các giai đoạn trong vòng đời của nó và có thể đánh giá vốn của công ty, nó rất quan trọng để hiểu được giai đoạn mà nó bắt đầu vào lúc nào. Các công ty thường tập trung vào vốn cổ phần khi họ bắt đầu thực hiện dự kinh doanh do sự thiếu hụt tài sản thế chấp và lịch sử tín dụng đưa ra một vài lựa chọn để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng sử dụng vốn vay giúp tăng tốc đáng kể sự phát triển kinh doanh vì tích lũy lợi nhuận là một quá trình dài. Nền kinh tế kịp thời giúp công ty phát triển nhanh hơn và tối đa hóa lợi nhuận.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các công ty thường tiếp tục  phát triển kế hoạch kinh doanh và hoàn vốn giảm. Tại thời điểm này công ty thu hút thêm các nguồn vốn vay để thực hiện nghĩa vụ trong ngắn hạn và chia sẻ vốn cổ phần trong cơ cấu vốn bị thu hẹp (điều này chứng tỏ một cuộc khủng hoảng trong công ty).

Công ty quá tải với các khoản nợ có vẻ ít đáng tin cậy hơn cho các đối tác và nhà đầu tư; họ có thể bắt đầu tìm kiếm những cơ hội hấp dẫn hơn. Mặt khác, khi tỷ lệ vốn vay quá thấp, một nguồn tài trợ rẻ hơn không được sử dụng đầy đủ dẫn đến giảm  tỷ lệ hoàn vốn. Quyết định tối ưu về cấu trúc vốn sẽ là quyết định có chi phí vốn thấp nhất. Một trong những ý nghĩa đơn giản nhất của lý thuyết cấu trúc vốn là cái gọi là phương pháp truyền thống đối với cấu trúc vốn.

Tổng kết lại, khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về cấu trúc vốn của công ty, điều quan trọng cần nhớ là vốn cổ phần được đặc trưng hoá thông qua:

  • Đơn giản trong việc tăng nguồn vốn (không cần phê duyệt, chỉ có quyết định của chủ sở hữu)
  • Tỷ lệ hoàn vốn cao của vốn đầu tư vì lãi cho các khoản vay không được trả
  • Nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp và do đó rủi ro phá sản thấp hơn
  • Vốn chủ sở hữu bị hạn chế nên không thể tăng quy mô kinh doanh một cách đáng kể
  • Đòn bẩy không được sử dụng và tổng lợi nhuận thấp hơn mức có thể

Vốn vay (nợ) có những ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Số lượng lớn vốn sẽ được huy động (đưa ra tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh thích hợp)
  • Có khả năng phát triển kinh doanh nhanh
  • Có thể cải thiện hệ số vốn
  • Khó thu hút hơn vì người cho vay tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn rủi ro tối ưu của riêng họ
  •  Tính thanh khoản của công ty thấp hơn
 
Nguồn : Theo Saga.vn
Nam Quốc
Nam Quốc