Sự phát triển của một chiến lược tiếp thị thường được chia thành năm khía cạnh chung:
Phân tích khách hàng: Một khi công ty đã xác định được thị trường mà họ muốn hoạt động, họ sẽ tiến hành phân tích những người dùng sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Việc thu thập dữ liệu chính xác và phân khúc khách hàng cho phép các công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng. Sau đó, họ sẽ phân tích dữ liệu để phát triển một chiến dịch tiếp thị cụ thể để tiếp cận thành công thị trường mục tiêu và dự báo nhu cầu tốt hơn trong ngắn hạn và dài hạn.
Phát triển sản phẩm: Với những tiến bộ nhanh chóng về vật liệu và công nghệ, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn. Để theo kịp và vẫn duy trì là một công ty hàng đầu trên thị trường, một công ty cần liên tục cải tiến các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới. Đối với các công ty nhỏ, việc đầu tư vào R&D có thể đặc biệt khó khăn.
Giá cả: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chiến lược Tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix) và nó thường được xem là một chỉ số về chất lượng của sản phẩm. Quyết định về định giá được đưa ra dựa trên đặc thù của ngành và kỳ vọng về doanh thu của doanh nghiệp, chúng ta giúp khách hàng tìm được chiến lược giá tốt để thu hút người tiêu dùng và cùng lúc đó tối đa hóa lợi nhuận biên.
Xây dựng thương hiệu: Đặc biệt đối với một công ty khởi nghiệp đang muốn thâm nhập vào một thị trường mới, việc xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh là điều cần thiết. Thương hiệu sẽ trở thành mối liên kết giữa giá trị của công ty và khách hàng. Hình ảnh thương hiệu mạnh có nghĩa là độ nhận diện thương hiệu tốt, kết nối cảm xúc với người dùng, lòng trung thành của khách hàng cao hơn và chi phí giữ chân khách hàng thấp hơn.
Bán hàng và phân phối: Một thương hiệu và sản phẩm tốt là không đủ nếu bạn không thể tiếp cận khách hàng. Phát triển một mạng lưới rộng lớn gồm các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối, nhà bán buôn,... có thể là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ và các công ty khởi nghiệp.