Bốn Loại Hàng Hóa: Hàng Hóa Tư Nhân, Hàng Hóa Công Cộng, Hàng Hóa Tắc Nghẽn Và Hàng Hóa Câu Lạc Bộ

Uyên Hoàng
23/07/2020 - 08:25 7119     0

Khi các nhà kinh tế mô tả một thị trường sử dụng mô hình cung và cầu, họ thường cho rằng các quyền về tài sản đối với hàng hóa được đề cập là được xác định rõ và hàng hóa không được tự do sản xuất (hoặc ít nhất là cung cấp cho thêm một khách hàng).

Tuy nhiên, điều này khá quan trọng để xem xét những gì xảy ra khi những giả định này không được thỏa mãn. Để làm được điều này, hai đặc tính của sản phẩm cần được kiểm tra:

  1. Sự loại trừ
  2. Sự cạnh tranh trong tiêu dùng
 

Nếu quyền tài sản không được xác định rõ, bốn loại hàng hóa khác nhau có thể tồn tại: hàng hóa tư nhân, hàng hóa công cộng, hàng hóa tắc nghẽn và hàng hóa câu lạc bộ.

 1. Tính loại trừ

Sự loại trừ đề cập đến mức độ tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ được giới hạn trong việc trả tiền của khách hàng. Ví dụ, truyền hình phát sóng thể hiện khả năng loại trừ thấp hoặc không thể loại trừ vì mọi người có thể truy cập nó mà không phải trả phí. Mặt khác, truyền hình cáp thể hiện khả năng loại trừ cao hoặc có thể loại trừ vì mọi người phải trả tiền để sử dụng dịch vụ.

Điều đáng chú ý là, trong một số trường hợp, hàng hóa không thể loại trừ bởi chính bản chất của chúng. Ví dụ, làm thế nào để loại trừ các dịch vụ của một ngọn hải đăng? Nhưng trong các trường hợp khác, hàng hóa không thể loại trừ theo lựa chọn hoặc thiết kế. Một nhà sản xuất có thể tạo ra một sản phẩm tốt không thể loại trừ bằng cách đặt giá bằng không.

2. Sự cạnh tranh trong tiêu dùng

Sự cạnh tranh trong tiêu dùng đề cập đến mức độ mà một người tiêu thụ một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể ngăn cản người khác tiêu thụ cùng một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Ví dụ, một quả cam có mức cạnh tranh cao trong tiêu dùng vì nếu một người tiêu thụ một quả cam, một người khác hoàn toàn không thể tiêu thụ quả cam đó nữa. Tất nhiên, họ có thể chia sẻ quả cam đó, nhưng cả hai người không thể cùng tiêu thụ toàn bộ quả cam.

Mặt khác, một công viên có sự cạnh tranh thấp trong tiêu dùng vì một người "tiêu thụ" (tức là, đang tận hưởng) toàn bộ công viên cũng không khiến cho người khác mất đi khả năng tiêu thụ cùng cái công viên đó.

Từ quan điểm của nhà sản xuất, sự cạnh tranh thấp trong tiêu dùng ngụ ý rằng chi phí cận biên của việc phục vụ thêm một khách hàng gần như bằng không.

3. Bốn loại hàng hóa khác nhau

Những khác biệt trong hành vi tiêu dùng có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Vì vậy, rất nên phân loại và đặt tên các loại hàng hóa theo khía cạnh hành vi khách hàng.

4 loại hàng hóa khác nhau là:

  1. Hàng hóa tư nhân
  2. Hàng hóa công cộng
  3. Hàng hóa tắc nghẽn
  4. Hàng hóa câu lạc bộ

4. Hàng hóa tư nhân

Hầu hết các hàng hóa mà mọi người thường nghĩ tới thường mang cả hai đặc tính là sự loại trừ và sự cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng được gọi là hàng hóa tư nhân. Đây là những hàng hóa hoạt động "bình thường" khi xét đến khía cạnh cung và cầu.

5. Hàng hóa công cộng

Hàng hóa công cộng là hàng hóa không có tính loại trừ và cũng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Quốc phòng là một ví dụ điển hình cho hàng hóa công cộng; không thể bảo vệ một cách có chọn lọc cho riêng những khách hàng chịu trả tiền để được bảo vệ khỏi những kẻ khủng bố, và một người sử dụng quốc phòng (tức là được bảo vệ) không có nghĩa là những người khác không được cùng sử dụng nó.

Một đặc điểm đáng chú ý của hàng hóa công cộng là thị trường sản xuất ít hơn so với kỳ vọng xã hội. Điều này là do hàng hóa công cộng chịu tác động của hiệu ứng mà các nhà kinh tế gọi là vấn đề “người đi nhờ xe”: không ai chịu trả tiền để sử dụng một cái gì đó mà bất cứ ai cũng có thể được sử dụng mà không cần trả một đồng nào? Trong thực tế, mọi người đôi khi tự nguyện đóng góp cho hàng hóa công cộng, nhưng nhìn chung, điều đó chưa đủ để cung cấp số lượng tối ưu cho xã hội.

Hơn nữa, nếu chi phí cận biên của việc phục vụ thêm một khách hàng về cơ bản là bằng 0, thì việc cung cấp sản phẩm với giá bằng không là tối ưu về mặt xã hội. Thật không may, điều này không tạo ra một mô hình kinh doanh tốt, vì vậy thị trường tư nhân không có nhiều động lực để cung cấp hàng hóa công cộng.

Vấn đề của người đi nhờ xe là tại sao chính phủ thường cung cấp hàng hóa công cộng. Mặt khác, việc một hàng hóa được cung cấp bởi chính phủ không nhất thiết nghĩa là nó có các đặc điểm kinh tế của hàng hóa công cộng. Mặc dù chính phủ không thể loại trừ hàng hóa công theo nghĩa đen, nhưng chính phủ có thể tài trợ cho hàng hóa công bằng cách đánh thuế đối với những người hưởng lợi từ hàng hóa và sau đó cung cấp hàng hóa với giá bằng không.

Quyết định của chính phủ liên quan đến việc có nên tài trợ cho hàng hóa công cộng hay không dựa trên việc liệu lợi ích cho xã hội từ việc tiêu thụ hàng hóa có cao hơn chi phí thuế cho xã hội hay không (bao gồm cả tổn thất nặng nề do thuế gây ra).

6. Tài nguyên chung

Nguồn tài nguyên chung (đôi khi được gọi là nguồn tài nguyên tập thể) giống với hàng hóa công cộng ở chỗ, chúng không thể loại trừ và do đó phải chịu vấn đề người đi nhờ xe. Tuy nhiên, không giống như hàng hóa công cộng, nguồn tài nguyên chung thể hiện sự cạnh tranh trong tiêu dùng. Điều này dẫn đến một vấn đề gọi là bi kịch tài nguyên chung.

Vì một hàng hóa không thể bị loại trừ có giá bằng 0, một cá nhân sẽ tiếp tục tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn miễn là nó mang lại bất kỳ lợi ích cận biên tích cực nào cho người đó. Thảm kịch tài nguyên chung phát sinh bởi vì cá nhân đó, thông qua việc tiêu thụ một hàng hóa có mức cạnh tranh cao trong tiêu dùng, đang áp đặt một chi phí cho toàn bộ hệ thống nhưng không tính đến điều đó trong quá trình ra quyết định của mình..

Kết quả là một tình huống mà tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn là tối ưu hóa xã hội. Dựa theo lời giải thích này, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thuật ngữ "thảm kịch tài nguyên chung" đề cập đến một tình huống mà mọi người thường để cho những con bò của họ gặm cỏ quá nhiều trên mảnh đất chung.

May mắn thay, thăm kịch chung có một số giải pháp tiềm năng. Một là làm cho hàng hóa được loại trừ bằng cách tính một khoản phí bằng với chi phí sử dụng hàng hóa áp đặt trên hệ thống. Một giải pháp khác, nếu có thể, sẽ là phân chia tài nguyên chung và giao quyền sở hữu cá nhân cho mỗi đơn vị, từ đó buộc người tiêu dùng phải quan tâm nhiều hơn đến các tác động mà họ đang gây ra đối với hàng hóa.

7. Hàng hóa tắc nghẽn

Chúng ta có thể thấy rõ sự chuyển biến giống như hình dạng của một dải quang phổ giữa khả năng loại trừ cao-thấp và sự cạnh tranh cao-thấp trong tiêu dùng. Ví dụ, truyền hình cáp được dự đoán có thể có tính loại trừ cao, nhưng khả năng các cá nhân có được các kết nối cáp bất hợp pháp đã đặt truyền hình cáp ra khỏi khả năng loại trừ. Tương tự như vậy, một số hàng hóa hoạt động như hàng hóa công cộng khi trống rỗng và như các tài nguyên chung khi đông đúc, và các loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa tắc nghẽn.

Đường xá là một ví dụ về hàng hóa tắc nghẽn vì một con đường trống có mức cạnh tranh thấp trong tiêu dùng, trong khi một người khác đi vào một con đường đông đúc sẽ cản trở khả năng của những người khác đi trên cùng một con đường.

8. Hàng hóa câu lạc bộ

Loại cuối cùng trong số 4 loại hàng hóa được gọi là hàng hóa câu lạc bộ. Những hàng hóa này thể hiện tính loại trừ cao nhưng sự cạnh tranh trong tiêu dùng lại thấp. Bởi vì sự cạnh tranh thấp trong tiêu dùng có nghĩa là hàng hóa câu lạc bộ về cơ bản có chi phí cận biên bằng không, chúng thường được cung cấp bởi những gì được gọi là độc quyền tự nhiên.

9. Quyền tài sản và loại hàng hóa

Điều đáng chú ý là tất cả các loại hàng hóa này ngoại trừ hàng hóa tư nhân đều có liên quan đến một số thất bại của thị trường. Thất bại thị trường này bắt nguồn từ việc thiếu các quyền tài sản được xác định rõ.

Nói cách khác, hiệu quả kinh tế chỉ đạt được trong các thị trường cạnh tranh dành cho hàng hóa tư nhân, và chính phủ có cơ hội cải thiện kết quả thị trường ở những nơi mà hàng hóa công cộng, nguồn tài nguyên chung và hàng hóa câu lạc bộ được xét đến. Tuy nhiên, liệu chính phủ có xử lí vấn đề này một cách thông minh hay không, thật không may, đó lại là một câu hỏi khác!

 
Nguồn : THEO SAGA.VN
Uyên Hoàng
Uyên Hoàng

Saga App

Saga App