Đây là lý do khiến cho vị trí CMO có tốc độ luân chuyển công việc cao hơn rất nhiều lần so với các vị trị đứng đầu khác kể cả vị trí CEO. Kì vọng của khách hàng ngày càng tăng trưởng một cách chóng mặt, cùng với đó là các phân khúc mới xuất hiện và biến mất có thể chỉ sau một đêm. Thêm vào đó, con đường mà marketing, hay ngành bán hàng, dữ liệu, công nghệ đang chuyển mình, dù gắn kết với nhau nhưng lại thường khó dự đoán trước được. CMO phải là người tiên phong trong cuộc cách mạng này, dẫn dắt doanh nghiệp của mình theo kịp bất kì xu hướng mới nào mà ngành kinh doanh của công ty đang hướng đến.
Đối diện với những thử thách đó, CMOs cần có những phẩm chất gì để thành công và duy trì được vị trí lãnh đạo mà họ đã nỗ lực để có được? Dưới đây là 9 phẩm chất cần có ở một CMO:
1. Ý thức được tầm quan trọng của góc nhìn
Lĩnh vực marketing có thể ví như cửa một cửa hàng kem Baskin-Robbins, những vị kem đa dạng cũng cũng giống như các nhóm kỹ năng trong ngành. CMOs giỏi nhất là những người có thể kết nối được với những người với những cá nhân họ sẽ phải nhờ cậy và những người mà họ phải chia sẻ gánh nặng cùng - cả một tổ chức. Một chiến lược tiếp thị số (Digital Marketing) thành công cần tới sự hỗ trợ của những đồng nghiệp khác như giảm đốc công nghệ thông tin (CIO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc bảo mật (CSO). CMOs cũng cần phải có khả năng hiểu và giao tiếp trong nhiều lĩnh vực để có thể kết hợp hài hòa những chuyên gia từ những chuyên ngành khác nhau.
2. Đam mê với nghề nghiệp
Trưởng phòng Marketing phải là người có đam mê với chính ngành mà công ty của mình đang kinh doanh, và phải biết cách thuyết phục người nghe rằng chiến lược tiếp thị của công ty khác biệt với những đối thủ cạnh tranh chính. Để làm được điều này thì không chỉ đơn thuần là nói những khẩu ngữ khích lệ vào các buổi họp thường niên mà phải cần không ngừng truyền tải sự nhiệt huyết của mình đến với đồng nghiệp; thông qua đó, mà dần dần những đồng nghiệp cũng sẽ được truyền cảm hứng về việc nâng cao chất lượng và sáng tạo trong công việc marketing.
3. Sẵn sàng “xắn tay áo”
Giống như bất kì lĩnh vực nào, sự tôn trọng không phải thứ có thể được trao mà là điều sẽ đạt được khi thật sự nỗ lực trong công việc. CMO không thể chỉ ngồi một chỗ và đưa ra chỉ đạo, họ cũng cần phải tự mình thực hiện được những công việc cùng tất cả mọi người như xây dựng chiến lược, thử nghiệm công nghệ mới và thiết kế những trải nghiệm người dùng để tăng độ phụ của các chiến lược marketing. Đó là cách duy nhất mà một giám đốc Marketing có thể phát triển một chiến lược cross-channel và truyền tải được một tầm nhìn hướng tới những mục tiêu kinh doanh. Bằng sự tự tin thể hiện các kĩ năng cá nhân cùng với tinh thần sẵn sàng làm việc miệt mài, CMOs sẽ khiến những thành viên khác làm điều tương tự.
4. “Nhãn quan nhạy bén”
Dữ liệu ngày nay làm xoay chuyển cả thế giới, tuy nhiên bản năng vẫn là một thứ không thể bị xem nhẹ. Marketing phần là kĩ năng, phần là trực giác, và cần được truyền tải lại một cách phù hợp với thị hiếu. Một người CMO thành công, cần có bản năng hiểu được điều gì có tác động lớn, cái gì đang dẫn đầu xu thế, và khách hàng muốn gì. Một cuộc khảo sát gần đây về trí tuệ số toàn cầu đã giúp nhận ra rằng: sự chú ý tới trải nghiệm của ocn người là một chỉ số quan trọng của những thành tích kinh doanh tốt. Vì vậy, người đứng đầu của bộ phận Marketing nên xem những trải nghiệm như vậy là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
5. Khả năng phát triển
Quán triệt những khái niệm hay chiến thuật của những sự đổi mới là chưa đủ, CMOs còn cần đối mặt với những ý tưởng mới, và những rủi ro. Nếu như trước đây, kênh tiếp thị phổ biến và hiệu quả chỉ đơn thuần là đặt quảng cáo vào danh bạ điện thoại. Lĩnh vực tiếp thị thay đổi từng ngày, và CMOs phải có khả năng theo kịp hơn nữa tạo dựng con đường cho công ty của mình. Thời đại ngày nay, phân tích dữ liệu, trí thông minh nhân tạo, và sự kết nối mọi lúc mọi nơi giúp cho việc tiếp thị trở nên chuẩn xác hơn rất nhiều về mặt đối tượng và bối cảnh.. Bởi vậy, phải theo kịp được sự đổi mới, hoặc bạn sẽ phải đối mặt với sự đào thải.
6. Yêu thích việc phân tích
Những người làm marketing hiện đại có thể truy cập khối lượng khổng lồ dữ liệu và cũng chịu chi một khoản không nhỏ cho các công cụ phân tích. Những CMOs thành công không cần phải là nhà khoa học về dữ liệu nhưng cần phải biết cách khích lệ văn hóa sử dụng dữ liệu hiệu quả, dựa trên phân tích để phát triển, thực hiện và đánh giá các chiến lược. Marketing có thể là sự cân bằng giữa nghệ thuật và khoa học. CMOs cần phải hiểu cách thức sử dụng dữ liệu để cung cấp những hướng đi hợp lý và những khoản đầu tư đặc trưng của ngành marketing cho sự thành công của việc kinh doanh.
7. Khả năng xây dựng nhóm
CMOs không nên làm việc một cách tách biệt với tập thể. Với tư cách là người đứng đầu của phòng/ nhóm, họ cần có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo. Tìm kiếm những tài năng và phát triển những tài năng để họ phát huy tiềm năng của mình là một trong số đó. Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà tất cả đều được lắng nghe, đều có tiếng nói cũng là một điều hết sức quan trọng.
8. Khả năng tạo dựng môi trường cho những khám phá
Tất cả có thể ngồi cùng nhau trong một khoảng không gian, nơi mà không còn những vách ngăn của bàn làm việc, cùng nhau thảo luận về một vấn đề, những ý tưởng sẽ được kích thích. Một CMO giỏi nên biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing. Thông qua những hoạt động như vậy, một vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp không ngờ tới.
9. Sẵn lòng đứng trên cương vị khách hàng
Việc của người làm marketing không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó, người trưởng phòng tiếp thị chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng. Giống như giám đốc tài chính theo dõi lợi nhuận dòng, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản của công ty, nhiệm vụ của CMO là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về “Design Thinking”, cũng như sự sẵn sàng không ngần ngại đứng lên làm đại diện cho khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo công ty.
Trong thế giới marketing đang thay đổi với tốc độ ánh sáng, những phẩm chất cần thiết để thành công cũng thay đổi không ngừng. Một vài những giá trị đã được trân trọng từ lâu có thể sẽ dần mất đi sự quan trọng trong khi một vài điều khác sẽ nhanh chóng trở thành yếu tố chủ đạo.