1. Đổi mới là một chiến lược để tồn tại và phát triển
Bởi đổi mới là con đường đến với tương lai, nó không thể tách rời quá trình phát triển và thực thi chiến lược của mỗi tổ chức, công ty. Do đó, phát triển khả năng đổi mới là một trong những ưu tiên chiến lược của bất cứ một tổ chức nào.
2. Càng trì hoãn lâu quá trình đổi mới, bạn càng làm cho mọi việc trở nên xấu hơn
Các công ty đều quá quan tâm tới giá thành dưới dạng thị phần và thất thoát lợi nhuận, và cuối cùng là thiếu thông tin về đổi mới có thể làm tiêu tan các cơ hội trong tương lai. Các đối thủ cạnh tranh không hề đợi bạn cùng tiến bộ, và bạn cũng không phải chờ đợi họ. Hãy tạo ra kế hoạch hành động của riêng bạn, và bắt đầu thực hiện nó ngay bây giờ !
3. Đổi mới là một hoạt động xã hội; chúng diễn ra khi con người tương tác với nhau
Con người là cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới sáng tạo nào. Hiểu biết của họ, những vấn đề quan tâm, và ham muốn tạo dựng nên sự ham thích theo đuổi các ý tưởng mới và các quyết định liên tiếp thực hiện quá trình chuyển đổi những ý tưởng này trở thành giá trị. Kết quả là, quản trị sáng tạo là một quá trình quản trị con người, và cũng là quản trị những nguyên tắc và thực hành thông qua đó họ được tổ chức và làm việc cùng nhau. Điều này đòi hỏi những suy nghĩ chín chắn, lập kế hoạch chi tiết và quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.
4. Đổi mới mà không có phương pháp chỉ là sự may mắn
Có rất nhiều người sáng tạo trong công ty của bạn, và nếu cho phép một nửa trong số đó một cơ hội, họ có thể sẽ tạo ra một đổi mới ngoạn mục. Nhưng nếu bạn chỉ dựa trên những nỗ lực ngẫu nhiên bạn sẽ đem vào công ty những tiềm ẩn cả sự rủi ro tương lai theo các cơ hội, và đó là không đủ. Bạn phải phát triển và áp dụng các phương pháp, các phương pháp đúng, để biến từ sự may mắn trở thành sự nhất quán, có thể dự báo, và bền vững. Không có phương pháp đổi mới sáng tạo đúng đắn, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro quá lớn – bạn đánh cược tương lai của mình với rủi ro.
5. Tất cả bốn chiến khung tham chiếu chiến lược đổi mới đều quan trọng với sự thành công
Bạn không thể phụ thuộc vào nỗ lực đổi mới từ các nhà quản trị cấp cao, hoặc những con người từ đồng ruộng (trong cùng lĩnh vực), hoặc bất cứ thứ gì bạn quan tâm. Phương pháp sáng tạo toàn diện phải tận dụng cả bốn khung nhìn này: từ-trên-xuống, từ-dưới-lên, từ-ngoài-vào-trong, và theo-ngang-hàng.
6. Sáng tạo lớn bắt đầu ý tưởng lớn; để tìm thấy chúng, hãy nhận diện những điều chưa biết và những nhu cầu chưa được đáp ứng
Có rất nhiều dạng nhu cầu khác nhau. Trong số những thứ quan trọng nhất đối với nhà sáng tạo là điều mà không ai nhận ra, những điều đó cung cấp tiềm năng cho sáng tạo đột phá và đem lại những giá trị quan trọng và giữ vững cạnh tranh. Vậy làm thế nào để tìm thấy chúng? Có tới hàng tá các công cụ giải thích bạn có thể áp dụng để đi đến một ý tưởng mới. Trải nghiệm với các công cụ này và bạn sẽ tìm thấy điều gì đó thực sự có ích cho tổ chức của bạn.
7. Hãy sẵn sàng, tập trung, tập trung, tập trung, và bùng nổ
Vâng, nghe nó như là một khẩu hiệu. Nhưng đó là sự thực. Sáng tạo hiệu quả cần tới mục tiêu cụ thể. Tại sao? Bởi vì có quá nhiều khả năng và bạn cần phải chắc chắn điều bạn đang theo đuổi là đáng giá. Bên cạnh đó, đổi mới là rất đắt đỏ theo cả hai khái niệm tiền và thời gian, và một sự tập trung cần thiết sẽ cho phép bạn sử dụng các nguồn lực này thật sự hiệu quả.
8. Làm bản thử nghiệm thật nhanh và thúc đẩy học tập
Mục tiêu của bất cứ quá trình đổi mới là đến với những ý tưởng tốt nhất và nhanh chóng đưa chúng ra thị trường càng nhanh càng tốt. Do đó, quá trình đổi mới là một quá trình học tập, và càng học nhanh càng có nhiều ưu thế. Trong số các phương pháp học bạn có thể lựa chọn, làm bản có giá trị nhất bởi vì chúng hỗ trợ cho quá trình học tập. Chính vì thế, làm bản mẫu thật nhanh là dạng thức trung tâm của bất cứ một phương pháp sáng tạo hiệu quả nào.
9. Không tồn tại đổi mới mà không có lãnh đạo
Các công ty là những sự kết hợp của yếu tố xã hội con người. Sự thật là tổ chức của hàng ngàn người để sáng tạo và chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ tới hàng ngàn hoặc hàng triệu khách hàng trên toàn cầu là một điều thực sự đáng ghi nhận. Nhưng khả năng để làm điều này cũng hàm chứa các thách thức. Đặc biệt, cơ cấu tổ chức cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của bất cứ công ty, tới cách thức làm việc, và tới kết quả đạt cuối cùng. Do vậy, những nhà quản lý cấp cao có thể là nhà vô địch về sáng tạo, hoặc bị bao phủ bởi đám mây đen về suy giảm. Điều này phụ thuộc vào nhà lãnh đạo có thể đảm bảo những lời họ nói và hành động hỗ trợ thúc đẩy nỗ lực sáng tạo và các phương pháp, và đồng thời cách làm việc bao dung để loại bỏ những rào cản mà không khéo sẽ gây tác động hoặc thâm chí bóp nghẹt cả sự sáng tạo và đổi mới.