8 Yếu Tố Cần Thiết Để Có Được Chiến Lược Ra Mắt Sản Phẩm Thành Công

Quang Minh
30/11/2019 - 10:00 9832     0

Các công ty lớn đang tung ra các sản phẩm mới một cách thường xuyên. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng thành công.

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Marketing, chỉ có 40% sản phẩm đã phát triển đưa thành công ra thị trường. Trong số 40% đó, chỉ 60% sẽ tạo ra doanh thu.

Ra mắt một sản phẩm là một công việc rất quan trọng và chứa đầy rủi ro nhưng rủi ro chính là điều khiến cho công việc này trở nên thú vị. Dưới đây là tám lời khuyên bạn cần để ra mắt sản phẩm thành công.

1. Tìm ra sản phẩm phù hợp.

Ra mắt sản phẩm bắt đầu với việc phát triển sản phẩm. Theo Giáo sư Thomas Eisenmann của Trường Kinh doanh Harvard, hầu hết các công ty khởi nghiệp đều gặp khó khăn ngay từ ban đầu vì họ tạo ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc ra mắt sản phẩm chắc chắn sẽ thất bại nếu bạn không cho ra sản phẩm phù hợp.

Tập trung về việc phát triển đúng sản phẩm thì bạn sẽ sẵn sàng ra mắt sản phẩm của mình.

2. Kiểm tra tất cả các giả định của bạn về thị trường.

Trong phát triển sản phẩm, một giả định không phải là sự thật. Một giả định là một cơ hội để tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu và điều tra chuyên sâu.

MarketingResearch.org giải thích về khái niệm giả định như sau: Những giả định có tầm ảnh hưởng thường định hướng cho cả quá trình ...; tuy nhiên, những giả định này có thể khiến bạn mất phương hướng. Thay vì các giả định, một quy trình nghiên cứu có cấu trúc sẽ giúp bạn ra mắt sản phẩm thành công.

3. Thu hút khách hàng trước khi bạn có bất kỳ khách hàng nào.

Có một cách đơn giản để thâm nhập thị trường trước khi ra mắt. Khi bạn muốn tạo ra sự mong đợi và dự đoán cho sản phẩm mới của mình, bạn có thể sẽ đạt được một lưu lượng tìm kiếm nhất định. Hãy tạo trang đích cho sản phẩm mới của bạn tích hợp với một biểu mẫu lấy email của khách hàng.

Những người mong chờ sản phẩm của bạn  nhất là những người đón đầu xu hướng (early adopters). Những khách hàng này là thành phần cốt lõi của nhóm ủng hộ sản phẩm của bạn. Bây giờ bạn đã có thông tin liên lạc của họ! Hãy chắc chắn rằng họ luôn được cập nhật thông tin, về những thay đổi đột phá và những kiến thức cần thiết về sản phẩm.

4. Có được phản hồi của khách hàng trước khi có bất kỳ khách hàng nào chính thức.

Khi phát triển sản phẩm xảy ra trong chân không, tách biệt với phản hồi của khách hàng, sản phẩm có thể trở thành một sự thất vọng. Tại sao? Hãy nhìn vào người dùng cuối - khách hàng. Làm thế nào bạn có thể xác nhận sự quan tâm của họ đối với sản phẩm nếu bạn không định lượng hoặc định tính sự hứng thú của họ khi bạn phát triển sản phẩm?

Bạn phấn khích về sản phẩm của bạn. Các kỹ sư, nhà phát triển và lãnh đạo của bạn rất hào hứng. Nhưng bạn có thể đang bỏ đi một thành phần quan trọng: Khách hàng. Họ nghĩ gì? Họ muốn làm gì? Họ không muốn gì? Họ biết gì?

Khi Sir James Dyson bắt đầu sản xuất máy hút bụi bán chạy nhất thế giới, ông đã thử nghiệm các mẫu mã và đổi mới của mình bằng cách thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm của mình. 5.126 nguyên mẫu sau đó, ông chỉ tạo ra một nguyên mẫu thành công.

Bản thân nghiên cứu thị trường có thể gây ra sự hiểu nhầm, nhưng điều đáng nói ở đây là phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn trước khi bạn tung ra thị trường.

5. Đừng xây dưng các tính năng. Chỉ cần xây dựng sản phẩm.

Có vài điều khi nói đến việc tạo ra một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP). Một sản phẩm khả dụng tối thiểu là “một sản phẩm có lợi tức đầu tư cao nhất so với rủi ro”. Các sản phẩm mới có thể có rủi ro. Thay vì dành nhiều năm trong cuộc đời của bạn và hàng triệu đô la cho một sản phẩm giàu tính năng, hãy tạo ra những sản phẩm với tất cả những gì bạn có. Sau này bạn có thể tích hợp các tính năng vào sản phẩm, trong khoảng thời gian chờ đợi, hãy kiếm doanh thu và trả lời phản hồi của khách hàng.

Apple là một ví dụ tuyệt vời về việc sản xuất các sản phẩm khả dụng tối thiểu. IPad đầu tiên không hề có máy ảnh cũng như tốc độ xử lí và thiết kế đáng nể như “những người anh em” được phát hành gần đây. Sản phẩm ra mắt sớm nhất thường không phải là sản phẩm tốt nhất.

6. Thử nghiệm kế hoạch của bạn trước khi bạn chính thức thực hiện nó.

Không thử nghiệm sản phẩm mới của bạn có thể là một sai lầm phải trả giá đắt. Đối với các cửa hàng Target, họ đã mắc một  sai lầm khiến họ phải trả giá với hàng tỷ đô la. Mặc dù về mặt lý thuyết, Target không phải là “một sản phẩm” mới, nhưng việc họ rút lui khỏi thị trường Canada cho chúng ta thấy vấn đề bạn có thể gặp phải lớn đến mức nào nếu bạn không chạy thử nghiệm sản phẩm hoặc việc liên doanh của bạn.

7. “Tập luyện” việc ra mắt sản phẩm của bạn.

Một trong những rủi ro thường gặp của việc ra mắt sản phẩm là bản thân công việc này rất mới mẻ với bạn. Có lẽ bạn chưa bao giờ tung ra một sản phẩm trước đó. Bạn sẽ xử lí vấn đề này thế nào?

Thực ra nó rất đơn giản. Bằng cách luyện tập. Khi bạn diễn tập lại quá trình ra mắt sản phẩm, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể. Nếu bạn mong đợi việc ra mắt của mình thành công,bạn phải kiểm soát các yếu tố của việc ra mắt đó. James Hackett, cựu Giám đốc điều hành của công ty nội thất Steelcase, đã mô tả cách công ty của ông diễn tập ra mắt sản phẩm như sau:

Bằng cách đưa những qui trình thử nghiệm vào quy trình chính thức, chúng tôi đảm bảo mọi người đều có thời gian và nguồn lực họ cần để thực hiện và thực hiện nó một cách triệt để ... Nếu nỗ lực đó xứng đáng với thời gian tập thể của chúng tôi và chúng tôi đang chơi để giành chiến thắng, thì chúng tôi cần phải “luyện tập để trình diễn”. Luyện tập, trong trường hợp này, có nghĩa là đào tạo tất cả mọi người từ các công nhân dây chuyền phải điều chỉnh các quy trình sản xuất của họ, cho đến lực lượng bán hàng và quản lý đơn hàng, cho đến các thành viên hội đồng quản trị - những người sẽ được hỏi về dòng sản phẩm này khi ra mắt.

8. Dự trù rủi ro.

Kỳ vọng là một phần quan trọng của việc tung ra một sản phẩm. Tại sao? Bởi vì sự mong đợi của bạn ảnh hưởng cả cách thức sản phẩm ra mắt và cách công ty phản hồi sau khi ra mắt.

Trong Harvard Business Review, James Packett giải thích về bẫy chung của các sản phẩm ra mắt: “Mong đợi mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp đơn giản vì chúng thường diễn ra như vậy”. Trong việc ra mắt sản phẩm, không có tiêu chuẩn nào là giới hạn. Chỉ có việc đạt được những tiến bộ mới.

Chuẩn bị cho thảm họa ra mắt sản phẩm là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn nó.

Kết luận: Ra mắt rồi chuyển hướng.

Các công ty lớn biết làm thế nào để ra mắt một sản phẩm. Nhưng họ cũng biết cách chuyển hướng - để thực hiện một thay đổi định hướng lớn dựa trên phản hồi của người dùng.

Ra mắt sản phẩm là những khoảnh khắc rất quan trọng. Khi sản phẩm mới của bạn tung ra thị trường, bạn sẽ ngay lập tức nhận được phản hồi về sự thành công hoặc sự thiếu sót. Cho dù phản hồi là tích cực hay tiêu cực đều không quan trọng đối với một thực tế: Công ty phải thay đổi.

Bất kể kết quả như thế nào, khi bạn ra mắt sản phẩm của mình, bạn sẽ có cơ hội đưa công ty của mình lên một tầm cao mới.

Vậy đối với bạn, bí quyết để ra mắt sản phẩm thành công là gì?

Nguồn : Theo Saga.vn
Quang Minh
Quang Minh

Saga App

Saga App