1. Chọn đúng nền tảng truyền thông xã hội
Có đến hàng trăm nền tảng truyền thông xã hội và rất nhiều nền tảng khác đang mọc lên tại mọi thời điểm. Không phải nền tảng nào cũng phù hợp với mọi thương hiệu, công ty sản xuất phần mềm hàng đầu, Wishpond, đã nói như vậy. Facebook là mạng máy tính lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất, vì vậy hầu hết các thương hiệu đều xuất hiện trên đó. Tuy nhiên, nếu bạn bán hàng cho các doanh nghiệp khác, LinkedIn có lẽ là một lựa chọn tốt hơn. Tương tự như vậy, những người tiêu dùng trẻ nhiều khả năng sẽ sử dụng thường xuyên Snapchat hoặc Instagram. Hãy quan sát xem những nhóm người nào sẽ sử dụng những mạng xã hội lớn nhất và dành nỗ lực xây dựng thương hiệu trên những nền tảng phổ biến với khách hàng của bạn nhất.
2. Hãy tích cực hoạt động
Một trong những quy tắc lâu đời nhất của việc xây dựng thương hiệu xã hội đó là phải duy trì việc hoạt động tích cực nếu muốn xây dựng thương hiệu của mình một cách hiệu quả. Một bài đăng Twitter mỗi tuần hoặc một bức ảnh đăng Instagram mỗi tháng sẽ không mang lại nhiều kết quả. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tập trung vào hai hoặc ba mạng xã hội mà bạn đã lựa chọn một cách cẩn thận và cố gắng hoạt động tích cực trên những mạng xã hội này, thay vì đăng bài một cách rời rạc.
3. Thu hút sự chú ý
Việc chỉ đăng những lời giới thiệu về các tính năng và lợi ích của thương hiệu thường sẽ không thu hút được sự chú ý, theo như Chủ tịch của Convince & Convert, Jay Baer. Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của thương hiệu của bạn phải bao gồm một số những bài viết đề cập đến những thứ mà mà khách hàng của bạn quan tâm chứ không chỉ bao gồm những bài viết nhằm quảng bá cho thương hiệu. Ví dụ, một thương hiệu thực phẩm có thể đăng các công thức nấu ăn hay các thương hiệu dịch vụ tài chính có thể đăng các mẹo kế hoạch tài chính gia đình. Và hãy chắc chắn rằng, sự tương tác của bạn là hai chiều. Ngoài việc đăng bài, hãy Like, chia sẻ và phản hồi bài đăng của những khách hàng.
4. Hãy trực quan
Bài viết kèm theo ảnh có tỷ lệ tương tác cao hơn nhiều so với bài viết chỉ gồm các kí tự. Vậy nên, hãy kèm theo ảnh bất cứ khi nào có thể. Cụ thể, video có thể giúp bạn gia tăng sự tương tác. Ngoài ra, đừng ngại sử dụng màu sắc để khiến thương hiệu của bạn nổi bật giữa một dòng bài đăng.
5. Hãy kiên định
Hãy xây dựng một chiến lược cho việc xây dựng thương hiệu của bạn, tham khảo Sproutsocial, thương hiệu tạo nên các công cụ quản lý phương tiện truyền thông xã hội. Và hãy chắc chắn rằng mọi bài đăng bạn thực hiện đều tuân theo chiến lược đó theo một cách nào đó, ngay cả khi nó không tuân thủ hoàn toàn. Tránh đăng các bài ngẫu nhiên, không liên quan tới mục tiêu hàng đầu của bạn về sự tương tác khách hàng - thương hiệu. Nếu bạn sử dụng màu sắc, hãy chọn trước những màu sẽ sử dụng sao cho chúng hòa hợp và làm nổi bật logo thương hiệu. Hãy luôn luôn sử dụng logo và tên thương hiệu của bạn theo cùng một cách, và hãy làm điều tương tự đối với thông điệp thương hiệu.
6. Tìm những influencer (người có ảnh hưởng) để giúp bạn
Việc xây dựng một thương hiệu truyền thông xã hội từ con số không có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn có thể kết nối với những người đã nổi tiếng trên mạng xã hội, việc đó có thể làm giảm đáng kể thời gian, năng lượng và các tài nguyên khác mà công việc sẽ cần đến. Vì vậy, hãy chia sẻ, Like và phản hồi lại các bài đăng của những người có mạng lưới quan hệ tốt và hãy nhớ cảm ơn nếu họ chia sẻ, like hoặc phản hồi lại những bài đăng của bạn.
7. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các loại hình liên lạc, giao tiếp khác mà có lợi cho thương hiệu của bạn
Phương tiện truyền thông xã hội đang trở nên ngày càng quan trọng đối với dịch vụ khách hàng và hỗ trợ khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng hoặc không hài lòng sau những trải nghiệm với một doanh nghiệp, ngày nay, họ lập tức dùng các phương tiện truyền thông xã hội để kể lại cho có thể là hàng triệu người dùng khác. Truyền thông xã hội đã trở nên rất quan trọng trong việc đăng bài đánh giá của khách hàng, và mặt tốt của việc đó là doanh nghiệp có thể thấy các thông tin liên lạc của những khách hàng hài lòng hoặc không hài lòng. Điều này tạo ra một cơ hội tuyệt vời để cảm ơn một khách hàng hài lòng một cách công khai hoặc giải quyết vấn đề của khách hàng không hài lòng. Trong quá trình này, các thương hiệu có thể chứng minh cho vô số khách hàng và khách hàng tiềm năng khác rằng nó đang tận tâm tận lực vì sự hài lòng của khách hàng.
Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một kênh truyền thông chủ yếu giữa khách hàng và các thương hiệu phục vụ họ. Nó có các quy tắc riêng và các nhà xây dựng thương hiệu muốn thành công cần phải biết các quy tắc đó. Tuy nhiên, nếu một thương hiệu tuân theo các nguyên tắc của truyền thông xã hội nhằm mục đích thành công thì truyền thông xã hội là một trong những kênh lớn nhất, quyền lực và dễ tiếp cận nhất có thể được sử dụng cho việc xây dựng thương hiệu.