Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các viết một đề án kinh doanh với bảy bước đơn giản. Cụ thể, những chủ đề mà chúng ta thảo luận sẽ bao gồm :
- Đề án kinh doanh là gì?
- Tại sao chúng ta nên quan tâm đến làm một đề án kinh doanh.
- Bảy bước giúp chúng ta viết một đề án kinh doanh
- Ba điều cần nhớ trước khi viết một đề án kinh doanh
Vậy đề án kinh doanh là gì?
Đề án kinh doanh là một tài liệu do bạn đề xuất để giúp bạn có được sự chấp thuận hoặc cam kết về tài chính cho một dự án hoặc sự thay đổi về ý mặt ý tưởng.
Tại sao chúng ta nên quan tâm đến việc viết đề án kinh doanh?
Thứ nhất, đề án kinh doanh sẽ giúp bạn suy nghĩ một cách có hệ thống và kiểm tra ý tưởng của bạn. Một số điều có vẻ như là những ý tưởng tuyệt vời ban đầu, nhưng sau khi bạn xem xét vấn đề một cách có liên hệ về mặt cấu trúc giữa chúng, một vài câu hỏi có thể xuất hiện.
Thứ hai, đề án này có thể giúp bạn xác định rõ và biết rằng mình cần tập trung nỗ lực vào phần nào. Chỉ cần bạn xem xét ý tưởng dưới góc độ các sự việc liên kết với nhau thế nào có thể giúp bạn thực hiện ý tưởng của mình.
Thứ ba, đề án kinh doanh này chính là nhân tố cuối cùng việc hỗ trợ bạn bán dự án của mình hoặc thay đổi quan điểm cho các bên liên quan.
Thứ tư, Nó là cơ sở dữ liệu trong việc lập kế hoạch dự án chi tiết làm căn cứ phê duyệt.
Bảy bước để làm một đề án kinh doanh
1. Xây dựng một bản tóm tắt cơ bản(hoặc định nghĩa dự án)
Bước đầu tiên để viết một đề án kinh doanh là giải thích nền tảng hoặc sáng kiến của dự án. Trong giai đoạn này, bạn cần cung cấp vừa đủ thông tin để cho người đọc hiểu về lý do tại sao bạn lại đưa ý tưởng hoặc chủ đề đó.
2. Đặt ra các mục tiêu (tương lai sẽ đạt được hoặc kết quả mong muốn)
Mục tiêu cụ thể của bạn cho dự án hoặc sáng kiến này là gì? điều gì bạn muốn truyền tải? Cố gắng làm rõ giá trị cốt lõi những cơ hội mà bạn lên kế hoạch. Hãy tưởng tượng một nhà đầu tư ngồi đối diện bạn: Tại sao bà ấy lại quyết định bỏ tiền đầu tư vào bạn?
3. Mô tả tình hình hiện tại
Bây giờ bạn đã xác định mình cần đạt được điều gì trong tương lai, bạn cần xác định hiện tại bạn đang đứng ở đâu. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có các sự kiện, số liệu và tất cả dữ liệu mà bạn có thể có. Bạn cần đưa ra sự khác biệt để làm nổi bật khoảng cách giữa những điều dự kiến và tình huống hiện tại.
4. Đưa ra kiến nghị hoặc giải pháp
Nếu bạn đã thực hiện các bước trên, bạn đã thuyết phục sự quan tâm từ khán giả và họ sẽ có một vài cái nhìn khác về bạn. Bây giờ bạn cần đề nghị những gì có thể thay đổi. Đưa ra ý tưởng của bạn một cách rõ ràng nhất có thể. Phần này có thể bao gồm một vài sự lựa chọn khác nhau, nhưng cuối cùng bạn nên cam kết với một kiến nghị cụ thể.
5. Xác định tiêu chí và giải pháp thành công
Bạn dựa vào tiêu chí nào để đánh giá mức độ thành công của dự án đó? Điều gì thay đổi khi có sự can thiệp của bạn? Lưu ý rằng tiêu chí thành công phải nằm trong phạm vi bạn có thể đạt được. Lợi nhuận đầu tư nên được chỉ rõ trong phần này.
6. Xác định người có thể hỗ trợ bạn
Việc quan trọng trong việc viết một dự án kinh doanh là xác định rõ bạn cần sự hỗ trợ của ai? đối tượng nào? Và cho họ biết chính xác những gì bạn cần ở họ. Bạn không thể chỉ tay năm ngón bảo người này hay người kia phải giúp bạn. Mà phải thể hiện những điều bạn cần hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài để đạt được mục tiêu của mình. Điều này bao gồm các nguồn lực cần thiết về thời gian, sức lực, công cụ, tiền bạc và các tài nguyên khác.
7. Xác định các bước tiếp theo và lịch trình công việc
Một khi bạn đã chấp thuận cho đề án kinh doanh của mình, vậy các mốc thời gian quan trọng tiếp theo là gì? Khi nào bạn cam kết sẽ hoàn thành / trình bày ?
Ba điều cần nhớ trước khi viết một đề án kinh doanh
1. Đảm bảo rằng đề án đó phải rõ ràng và cô đọng. Giảm thiểu tối đa việc sử dụng biệt ngữ, các thuật ngữ được diễn đạt đúng nghĩa, rõ ràng và ngắn gọn.
2. Đưa ra thông tin thiết thực - bạn đã hoàn thành bài tập về nhà của mình tại đây, cơ hội để chứng minh điều đó.
3. Bạn sẽ bán nó như thế nào! đưa ra những lợi ích có được khi sử dụng đề án của bạn. Chứng minh giá trị mà dự án của bạn mang lại cho tổ chức, khách hàng và lợi nhuận công ty.