Đối với các Maketer, có một số kĩ năng còn quan trọng hơn nhiều so với việc hiểu sâu sắc về Google Analytics và khả năng đo lường chuyển đổi của nó. Sau tất cả, đây chính là công cụ cho bạn biết liệu những nỗ lực của bạn có thực sự mang lại kết quả hay không. Thật không may, trở thành bậc thầy trong việc sử dụng Google Analytics là một thử thách đầy khó khăn ngay cả đối với những Marketer giàu kinh nghiệm. Có quá nhiều dữ liệu trong khi lại có rất ít bảng điều khiển dễ theo dõi để có thể sắp xếp chúng. Để giúp bạn sử dụng Google Analytics dễ dàng hơn, tôi đã lập ra một danh sách gồm 7 báo cáo tùy chỉnh và tiêu chuẩn mà bạn có thể sử dụng ngay để nhìn rõ hơn về hiệu quả tiếp thị của mình.
1. Báo cáo Hiệu suất Di động
Có thể bạn đã biết ngày nay chúng ta đang càng chuyển hướng dần sang thế giới di động hóa, với tổng số người dùng di động trên toàn thế giới đã vượt quá tổng số người sử dụng máy tính để bàn…
... và bán hàng qua kênh di động hiện đang chiếm gần 30% khối lượng thương mại điện tử ở Hoa Kỳ.
Thực tế, điện thoại di động hiện nay có vai trò rất quan trọng, thậm chí Google còn phạt những trang web không có giao diện thân thiện với các thiết bị di động.
Đối với Marketer, việc biết được trang web của họ hoạt động như thế nào trên những màn hình hiển thị nhỏ hơn là điều quan trọng để tồn tại trong SERPs (Search Engine Result Page, tạm dịch: Bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm) và giành được khách hàng.
Báo cáo hiệu suất trên điện thoại di động sẽ cho bạn biết trang web của bạn (không phải ứng dụng) được tối ưu hóa trên thiết bị di động như thế nào và chức năng nào bạn cần cải tiến. Dựa vào báo cáo bạn thậm chí có thể phân loại xem khách hàng đang sử dụng những thiết bị di động/trình duyệt nào để truy cập vào trang web của bạn. Điều này sẽ cho bạn biết liệu trang web của bạn có đang hoạt động kém hiệu quả trên một số thiết bị hay không.
Bạn có thể tiếp cận báo cáo này một cách dễ dàng bằng cách: Click vào Audience -> Mobile -> Overview.
Báo cáo này sẽ giúp bạn thấy được trang web của mình hoạt động như thế nào trên các nền tảng khác nhau:
Bạn có thể thêm các tham số khác miễn rằng bạn thấy phù hợp. Hãy lưu ý đến tỷ lệ bỏ trang (bounce rate), thời gian ở lại trang (time on site) và lượt xem trên trang (page views) để xem liệu trải nghiệm người dùng mà bạn đang cung cấp thất bại trên một hay nhiều kênh di động khác nhau.
2. Báo cáo chuyển đổi lưu lượng truy cập
Bạn muốn biết liệu mọi người có thực sự nhấp vào quảng cáo của bạn hay không? Guest post (bài viết đăng trên trang khác) mà bạn đã đăng trước đó - liệu có làm tăng thêm lưu lượng truy cập đến trang web của bạn không? Còn chiến lược SEO của bạn thì sao? Nó có thực sự mang lại hiệu quả không?
Báo cáo chuyển đổi lưu lượng truy cập sẽ cho bạn biết tất cả các điều này và còn hơn thế nữa. Đối với nhiều Marketer, đây là bước đầu tiên họ làm trong quy trình báo cáo.
Đây là một báo cáo chuẩn, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách vào Acquisition -> Overview.
Báo cáo này sẽ giúp bạn phân tích nhanh nguồn lưu lượng truy cập cho trang web của bạn đến từ đâu.
Insight (Sự thật ngầm hiểu) quan trọng ở đây là tab "Referrals" (Acquisition -> Overview -> All Traffic -> Referrals). Tab này sẽ cho bạn biết những trang web ngoại vi nào đang kéo lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Nhấp vào referring website, bạn sẽ biết được chính xác những trang web mà khách hàng đã sử dụng để truy cập vào trang web của bạn.
3. Báo cáo hiệu quả nội dung
Bạn đang tạo ra rất nhiều nội dung trên trang web của mình và cảm thấy quá tải khi liên tục theo dõi các nội dung này? Avinash Kaushik, tác giả của Web Analytics 2.0 và “Nhà Truyền giáo Tiếp thị Số” tại Google, đã tạo ra báo cáo này để giải quyết vấn đề trên.
Báo cáo về hiệu quả nội dung cho phép bạn theo dõi cách truy cập, lượt xem trang (page view), lượt bỏ trang (bounce rate) và những mục tiêu hoàn thành để giúp bạn trả lời các câu hỏi như:
- Nội dung nào của bạn thu hút nhiều khán giả nhất?
- Nội dung nào (hình ảnh, video, ảnh GIF, infographics, bài đánh giá) có hiệu quả nhất với độc giả của bạn?
- Nội dung nào sẽ biến người đọc trở thành khách hàng của bạn?
- Nội dung nào được chia sẻ nhiều nhất bởi người dùng của bạn?
Dưới đây là bản tổng quan nhanh của Avinash:
4. Báo cáo Phân tích Từ khoá
Có được lượng người dùng truy cập một cách tự nhiên từ Google là một điều tuyệt vời. Nhưng thật không may, kể từ khi Google bắt đầu mã hóa dữ liệu tìm kiếm vào năm 2012, báo cáo từ khoá về lưu lượng người dùng truy cập một cách tự nhiên của bạn chỉ cho biết điều này:
Tuy thế, bạn vẫn có thể thu được nhiều Insights về những vị khách truy cập bằng cách theo dõi hiệu suất của các từ khóa không được mã hóa.
Báo cáo này được tạo bởi eConsultancy, nhằm phân tích các từ khóa phổ biến nhất (và sẵn có) đến trang web của bạn. Báo cáo sẽ hiển thị số liệu về khách truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, mục tiêu hoàn thành và thời gian tải trang cho mỗi từ khóa.
Từ những dữ liệu này bạn sẽ thấy được những từ khóa nào là làm việc tốt nhất trên trang web của bạn, có bao nhiêu trong số các từ khóa thực sự góp phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu của bạn và những từ khóa nào bạn cần phải tối ưu hóa trong tương lai.
5. Người dùng mới vs người dùng quay lại trang
Có được môt người dùng đến trang web của bạn lần đầu tiên là điều rất tốt, thế nhưng, khiến họ quay trở lại trang web của bạn một lần nữa còn tuyệt hơn thế. Sau tất cả, chính những người dùng trở lại trang web sẽ trở thành những độc giả, người theo dõi trang và khách hàng của bạn. Báo cáo chuẩn hóa này trong Google Analytics sẽ cho bạn nắm được tỷ lệ phần trăm người dùng đang quay trở lại trang web của bạn. Bạn có thể tìm thấy số liệu này bằng cách đi tới Audience -> Behavior -> New vs. Returning trong tài khoản Analytics của bạn.
Thường thì số liệu khách truy cập mới và khách quay lại trang khá khác nhau. Khách truy cập mới thường có xu hướng ở lại trang lâu hơn và tỷ lệ bỏ trang thấp hơn.
6. Báo cáo Landing pages
Người dùng sẽ truy cập vào trang web của bạn từ tất cả nguồn trang khác nhau. Một số sẽ trực tiếp nhận đường link trang chủ của bạn, một số sẽ tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm và một số khác thì nhấp vào một liên kết được chia sẻ trên trang chủ Facebook của bạn. Báo cáo này sẽ cho bạn biết những trang mà khách truy cập khi họ lần đầu vào trang web của bạn. Dựa trên dữ liệu từ báo cáo này, bạn có thể tìm ra cách người dùng tương tác với trang web của bạn.
Ví dụ: Nếu báo cáo cho biết một số trang có tỷ lệ bỏ trang cao hơn nhiều so với những trang khác, bạn có thể tìm cách khắc phục để các trang đó trở nên hấp dẫn hơn và giảm tỷ lệ bỏ trang.
Find the report – Behavior -> Site Content -> Landing Pages.
7. Báo cáo tỷ lệ bỏ trang vs Báo cáo tỷ lệ thoát
"Tỷ lệ bỏ trang" (Bounce Rate) là phần trăm lượng khách truy cập không thực hiện bất kỳ hoạt động nào khi vào trang web và thoát tại chính trang mà họ vào.
"Tỷ lệ thoát trang" (Exit Rate) là phần trăm lượng khách truy cập đã duyệt qua nhiều trang trên web của bạn trước khi thoát ra.
Báo cáo này so sánh tỷ lệ bỏ trang với tỷ lệ thoát các trang khác nhau trên trang web của bạn.
Bạn có thể nắm được thấy điều này bằng cách vào: Behavior -> Site Content -> All Pages:
Tiếp theo, chọn "Bounce Rate" và "%Exit" trong tab Explorer.
Báo cáo này sẽ cho thấy sự so sánh trực quan giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang trong tất cả các trang của bạn. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn nữa để có được dữ liệu này cho mỗi trang.
Báo cáo này được dùng để tìm các trang có mức độ tương tác thấp và phát hiện các sự cố UX (User Experience - Thiết kế trải nghiệm người dùng) trên trang web của bạn. Ví dụ: Nếu khách truy cập thoát khỏi 1 bài viết 3 trang chỉ sau khi đọc 2 trang đầu tiên, chắc chắn đã có một điều gì đó khiến họ không muốn đọc tới trang thứ 2 (VD: Quá nhiều quảng cáo, nội dung không hấp dẫn, hay một liên kết làm phiền ở sidebar, v..v...).
Lời kết
Google Analytics là công cụ phân tích vô cùng thiết yếu đối với bất cứ một Marketer nào, nhưng tận dụng nó hiệu quả lại là một thử thách. Bằng cách kết hợp các loại báo cáo tùy chỉnh đã được tạo sẵn với các báo cáo tiêu chuẩn, bạn có thể có những Insight sâu sắc về người dùng của mình.
Google Analytics’ Solutions Gallery (Thư viện Giải pháp của Google Analytics) đặc biệt hữu ích cho những người mới học phân tích. Tại đây, bạn có thể nhập các báo cáo do chuyên gia tạo ra trong tài khoản Analytics của mình để xây dựng một bảng điều khiển mạnh mẽ nhanh chóng. Bạn cũng có thể sử dụng các báo cáo này như bản hướng dẫn để hiểu rõ hơn về công cụ tuyệt vời này.