Tại thời điểm giới công nghệ đạt được nhiều đột phá này, tôi quyết định thử kiếm lời bằng cách khởi nghiệp bằng công ty của riêng mình. Thế nhưng, với gia cảnh kiêm tốn, thật khó để tìm được nhà tài trợ cho giấc mơ năm 17 tuổi của tôi. May mắn thay, tôi được giao nhiệm vụ viết bài tường thuật lại Giải Bóng Chày Thế Giới năm 2011 cho tờ Zee Sports.
Vận may của tôi nhân đôi khi vào năm đại học đầu tiên, tôi đã gặp gỡ Siddharth Goliya, người bạn đồng hành trên con đường kinh doanh thân thiết của tôi sau này. Bằng số tiền tích góp từ những công việc bên ngoài, chúng tôi lao vào thế giới kinh doanh.
1. Hiểu được mình đang xây dựng cái gì
Khi bắt đầu với công ty đầu tiên “Food for India”, một dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến, tôi không hề có tí kiến thức nào về thiết kế, lập trình, nói chung là mọi thứ có vai trò trong việc xây dựng sản phẩm. Kết quả, tôi đã bị lừa như một thằng ngốc và thậm chí đưa ra làm trò cười. Nhìn lại, đây có lẽ là một trọng những lý do lớn nhất khiến công ty của tôi không thể bắt đầu.
Chúng tôi bỏ ra 6,5 lakh (Rúp - đơn vị tiền của Ấn Độ) thì đã lỗ 6,4 lakh rồi. Ở tuổi 17, việc này đã làm tôi suy sụp tinh thần đáng kể. Thế nhưng, tôi đã nhìn ra bài học, và cung với những kinh nghiệm rút ra khi mở công ty thứ 2 và 3, đến khi bắt đầu lại với Pipes, tôi đã biết tự mình thiết kế, lập trình và làm video.
Hãy luôn hiểu rõ mình đang xây dựng cái gì. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị vỡ mộng.
2. Đừng đánh giá thấp hình thức
Có một điều rất đơn giản mà nhiều người không nhận ra: Vẻ bề ngoài - dù cho là của công ty hay cách bạn ăn mặc - quyết định xem người khác định giá bạn bao nhiêu. Một diện mao tươm tất sẽ giúp giá trị của bạn và công ty được thổi phồng (theo nghĩa tốt). Từ bộ quần áo bạn mặc trên người, hồ sơ online của công ty, business card, đến quy mô công ty – giá trị chỉ được thể hiện đầy đủ nếu có được vẻ ngoài xứng đáng.
Thật may là chúng tôi đã sớm nhận ra điều này. Khi mọi người nhìn vào business card hay hồ sơ online của công ty tôi, không ai có thể đoán được rằng công ty chúng tôi chỉ nằm vỏn vẹn trong một căn phòng bé tẹo ở một góc nhỏ Mumbai.
Dù nghèo, chúng tôi vẫn có diện mạo của một công ty đàng hoàng.
3. Thất bại là bệ phóng hiệu quả nhất
Thành thật mà nó, phi vụ thứ nhất và thứ ba của tôi thất bại ê chề. Cả hai công ty đều đã không thể nào “cất cánh”. Những lúc thế này, bạn sẽ ghét bỏ, bị mọi người dị nghị, bị lôi ra làm trò cười. Thế nhưng, bạn nhất định phải mặt dày lên và giữ trong mình niềm tin điên rồ cháy bỏng.
Thất bại sẽ là phép thử tính cách và quyết tâm của bạn. Tuy chưa thành công, nhưng với mỗi thất bại, tôi cảm thấy mình phải quay lại xây dựng một thứ gì đó lớn hơn thế. Thất bại sẽ mang lại vô số bài học – câu nói này được truyền miệng rất nhiều, và nó hoàn toàn có cơ sở. Với tôi, lúc đó, Pipes là công ty có quy mô lớn nhất mà tôi đã tự tay xây dựng, dù cho thực ra nó không to đến thế.
Thất bại có phép màu riêng nó. Cách bạn đối phó với nó sẽ nói lên mọi điều về bạn.
4. Xây dựng đội ngũ phù hợp
5 người đầu tiên bạn tuyển vào công ty sẽ quyết định vận mệnh công ty bạn. Vậy nên, hãy lựa chọn sao cho sáng suốt. Sẽ thật tuyệt vời nếu tất cả 3 người đều cực kỳ tài năng, thế nhưng quan trọng không kém, họ cũng phải có lòng trung thành tuyệt đối và chia sẻ cùng mục đích và giấc mơ với bạn.
Đội ngũ nhân viên sẽ gây ảnh hưởng đến sự thành công của công ty. Tôi đã cực kỳ may mắn khi “core team” của tôi đã giữ nguyên đội hình với 4 công ty. Thực ra, đơn giản là, tôi đã có trong tay những nhân viên giỏi nhất và họ chịu làm việc ở Pipes dù cho mức lương bèo bọt không hề xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Một điều nữa mà tôi đã học được, đó là khi xây dựng đội ngũ, bạn phải quan tâm đến cả việc thành lập ban quản lý phù hợp. Đây là việc bị nhiều người xem nhẹ, thế nhưng những kỹ năng và giá trị mà một ban quản lý phù hợp và đa dạng mang đến sẽ là vô giá. Tôi đã không nhân ra điều nay khi bắt đầu với công ty đầu tiên.
Một nhóm làm việc vui vẻ là một nhóm làm việc hiệu quả
5. Cẩn thận với tiền bạc
Tôi phải nhấn mạnh rằng đây là việc vô cùng quan trọng. Khi công ty thứ 2 là Doodle Creatives bắt đầu gặt hái thành công, tiền không là gì với tôi cả. Tôi đã không nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền bạc, cũng như đàm phán hiệu quả. Thậm chí, chúng tôi đã bỏ ra đến 850,000 INR để làm video cho Pipes.
1 năm sau, khi phải chật vật kiếm từng đồng, 1 video tương tự đã được sản xuất với giá 3,000 INR – một con số trái ngược hoàn toàn trước đây. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi chỉ muốn mắng cho bản thân mình một trận. Cái mà nhà đầu tư muốn thấy ở công ty bạn là sự tiết kiệm tiền bạc mà vẫn tạo ra thành quả đáng nẻ từ nguồn cung hạn hẹp
Miếng bánh đầu tiên đưa đến cửa chưa chắc đã là miếng ngon nhất, vậy nên hãy bỏ ra nhiều thời gian và công sức đàm phán. Khoản tiền bạn tiết kiệm được cuối cùng chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
6. Thời gian
Một điều nữa tôi học được, đó là hãy lựa chọn thời điểm phù hợp. Tôi đã mắc phải vô số sai lầm khi mở công ty đầu tiên Food For India. Thế nhưng, chắc hẳn vô số doanh nhân khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nếu tôi mở Food For India vào năm 2013 hay 2014 thay vì 2011, câu chuyện có thể đã khác hẳn. Vào năm 2011, thị trường đặt thức ăn online vẫn còn khá non trẻ; các dịch vụ đặt thức ăn online thành công như Food Panda hay TinyOwl đều chọn thời điểm 2013 – 2014 để mở công ty.
Thời gian có thể mang lại vô vàn điều kỳ diêu, mà cũng có thể khiến bạn trả giá.
7. Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra
Đây là điều mà ba tôi đã răn dạy từ nhỏ, và tôi đã từng không hề tôn trọng nó. Thế nhưng, lời dạy của ba tôi thực ra lại đúng vô cùng. Trên đời này không có cảm giác nào tồi tệ hơn việc cả thế giới quay lưng lại với thành quả của bạn. Khi tôi thất bại với Food For India, và bị cảm giác thất vọng ê chề bủa vậy, ông đã nói với tôi rằng, hãy giữ trong mình ngọn lửa đam mê cháy bỏng, vì khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa tiếp theo sẽ mở ra.
Điều này đã trở thành hiện thực. Chính bởi thất bại với Food For India, tôi đã bắt đầu lại với Doodle Creatives và ký được hợp đồng đầu tiên trong đời. Và việc này cứ liên tục tái diến với những thương vụ tiếp theo của tôi. Bạn phải trung thành với niềm tin của mình, tiếp tục làm việc và mở rộng quan hệ, vì rất có thể con đường bạn đang đi sẽ dẫn bạn đến với thành công không tưởng.
Khi một cánh cửa đóng lại, bạn sẽ nhìn ra hướng đi mới.
Những bài học trên chỉ là một vài trong số vô vàn bài học tôi đã thấm thía về đam mê, kiên trì, xoay sở, và tình yêu, thế nhưng câu chuyện của tôi chưa thể gọi là thành công mà mới chỉ đang được viết tiếp. Thế nhưng, hành trình dài 4 năm rưỡi bắt đầu từ khi tôi còn 17 tuổi đến giờ, với tôi, là vô cùng li kỳ và thú vị. Đã có những lúc tôi cảm thấy con đường kinh doanh thật dài vô tận và đầy rẫy những chông gai, nhưng giờ đây, khi tôi ngồi xuống và thuật lại hành trình của mình, tôi nhận ra, mọi thứ xảy ra đều có lý do và có cái giá của nó.