Tôi đang cùng giảng dạy một khóa học thiết kế ở phía Tây Bắc với người bạn Jeff Merrell của mình. Chúng tôi đang dạy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người chuyên cải cách trong doanh nghiêp cách đi đến các giải pháp khả thi.
Trong bối cảnh này, các giải pháp không phải là các giải pháp sản phẩm mà là các chương trình và quy trình nội bộ có tác động thay đổi trong tổ chức. Học viên của chúng tôi giải quyết các thách thức như cải thiện sự ý thức tham gia của nhân viên, khuyến khích chia sẻ kiến thức giữa các nhóm, làm cho các cuộc họp hiệu quả hơn, v.v.
Thật vui khi có người làm việc cùng vì Jeff làm tổng hợp những gì anh ta nghe được từ tôi. Nó giúp tôi làm sắc nét và tinh chỉnh lại những suy nghĩ của mình.
Đối với bài tập cuối khóa học viên phải suy nghĩ về quá trình thiết kế tổng thể. Khi viết bài tập này, Jeff đã chắt lọc quá trình thiết kế của chúng tôi xuống sáu nguyên tắc chính. Tôi nhận ra rằng họ đã tóm tắt hoàn hảo những gì điểm quan trọng vì vậy tôi quyết định chia sẻ với các bạn.
1. Bắt đầu với sự đồng cảm với khán giả của bạn
Chúng ta không thể khám phá sâu nếu chúng ta không biết đối tượng của mình là ai. Trong thế giới sản phẩm, điều đó có nghĩa là khách hàng và người dùng cuối của chúng tôi. Đối với các học viên của tôi, nó thường có nghĩa là đồng nghiệp hoặc nhân viên tại công ty của khách hàng của họ.
Dù thế nào, nếu chúng ta muốn tìm các giải pháp thành công, chúng ta cần bắt đầu bằng cách xây dựng sự thấu hiểu những người sẽ sử dụng hoặc bị tác động bởi các giải pháp của mình. Chúng ta cần hiểu nhu cầu, vấn đề, mong muốn, mong muốn, mục tiêu và động lực của họ. Chúng ta cần hiểu cái gì có hay không có hiệu quả. Chúng ta cần khám phá những quan điểm khác nhau. Chúng ta cần hiểu sắc thái và bối cảnh. Chúng ta cần tránh dự đoán hoặc giả định. Chúng ta cần bớt cái tôi để có thể lắng nghe và quan sát.
Nói thì dễ hơn làm. Nó khó hơn nhiều để thực hiện tốt trong thực tế.
Để xây dựng sự đồng cảm với khán giả của bạn, hãy làm theo các mẹo sau:
Hãy cụ thể
Hãy tưởng tượng một người duy nhất đại diện cho người dùng hoặc khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn biết ai đó cụ thể thì càng tốt. Ví dụ, với công việc huấn luyện của mình, tôi không muốn định nghĩa khách hàng mục tiêu của mình là một giám đốc sản phẩm. Thế thì rộng quá. Khách hàng mục tiêu của tôi là một giám đốc sản phẩm, người đã hiểu về khám phá sản phẩm hiện đại (ví dụ: Agile, Lean, tư duy thiết kế, OKRs, v.v.) và đang tìm kiếm sự giúp đỡ để nâng cao kỹ năng cho nhóm của họ trong những lĩnh vực đó. Tôi dạy lại họ. Tôi không phải là một nhà truyền giáo. Nếu bạn bắt đầu khám phá sản phẩm hiện đại và chỉ cần trợ giúp, bạn là khách hàng lý tưởng của tôi.
Bỏ qua tất cả những ai không phù hợp làm khách hàng lý tưởng của bạn
Đó mới là phần khó. Mỗi ngày tôi nghe nhiều người muốn được giúp đỡ trong việc quản lý sản phẩm, họ không phải khách hàng lý tưởng của tôi.. Nếu tôi dành thời gian làm việc với họ, tôi sẽ không có thời gian để làm theo lời khuyên tiếp theo.
Tìm hiểu thật nhiều về nhu cầu và thách thức của khách hàng mục tiêu của bạn
Hoàn cảnh của họ? Một ngày đặc thù của họ diễn ra như thế nào? Họ có khó khăn gì? Họ thích làm gì? Họ không thích làm gì? Nói chuyện với họ mỗi tuần về cuộc sống của học chứ không chỉ về sản phẩm của bạn. Thực hiện tuần này qua tuần khác và bạn sẽ hiểu người dùng hoặc khách hàng mục tiêu của mình hơn bất kỳ ai khác.
2. Khám phá không gian vấn đề vô thời hạn
Quá nhiều người khám phá theo một quy trình tuyến tính. Bạn bắt đầu một dự án mới, bạn tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của mình, bạn vạch ra không gian vấn đề và bạn chuyển sang tạo và đánh giá các giải pháp. Giá như thế giới thật gọn gàng và ngăn nắp như vậy.
Khám phá là 1 thứ hỗn độn. Nó phi tuyến tính. Khám phá tốt là phải liên tục. Ngày chúng tôi ngừng tò mò về khách hàng của mình cũng là ngày các đối thủ của chúng tôi bắt đầu đuổi kịp.
Cho dù có khám phá bao nhiêu, chúng ta vẫn sẽ gặp sự cố. Chúng ta không thể hiểu hoàn toàn cuộc sống của một người khác. Chúng ta không thể nghiên cứu một chút là xong. Có rất nhiều thứ để học. Luôn luôn có một sắc thái khác hoặc một ngoại lệ khác để khám phá. Đây là lý do tại sao việc áp dụng thực hành khám phá liên tục là rất quan trọng.
Rất dễ nhầm tưởng rằng mình đã hoàn thành khi xác định xong mục tiêu. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn mở cửa cho các cơ hội khác. Chúng ta cần liên tục hỏi, “Có phải đây là cơ hội quan trọng nhất? Chúng ta có hiểu đầy đủ vấn đề chúng ta đang giải quyết không? Chúng ta có học được điều gì trong tuần này khiến chúng ta ngạc nhiên không?
Câu hỏi cuối cùng đó là một chỉ báo tuyệt vời cho thấy mô hình tinh thần của khách hàng của chúng tôi chưa phù hợp với thực tế của họ. Và nếu bạn cảm thấy tự hào về bản thân vì không thường xuyên ngạc nhiên, thì nhiều khả năng là bạn đang trở thành con mồi cho định kiến hơn là bạn thực sự hiểu thế giới khách hàng của bạn.
Hãy tò mò. Khám phá những quan điểm khác nhau. Tiếp tục xác định và định hình không gian vấn đề.
Hãy phỏng vấn
Nếu tôi phải dậy một điều gì đó thì đó là đội ngũ sản xuất sản phẩm cần thực hiện phỏng vấn khách hàng hàng tuần. Điều này có thể đáng sợ với một số người nhưng tôi đã thấy nó được thực hiện rất nhiều lần. Khi đã có được thói quen hàng tuần này thì những thói quen khám phá khác sẽ tự động diễn ra. Vẫn là một trong những cách tốt nhất để khám phá ra vấn đề.
Hãy chủ động nghe xem bạn làm sai chuyện gì
Một khi có nền tảng kiến thức tốt về khách hàng, bạn có thể nghĩ rằng mình đã hiểu rõ. Nhưng khả năng là bạn vẫn sai ở đâu đó. Vậy nên tôi dạy đội ngũ của mình phải tìm kiếm sự bất ngờ, Điều này sẽ tránh họ hình thành định kiến.
Phải liên tục xác định lại
Vấn đề là một trong những điều khó khăn nhất của chúng tôi. Tiếp tục tìm hiểu về khách hàng, Liên tục tìm hiểu lại về vấn đề của họ. Làm thế nào để có thể nhận ra và nhóm các cơ hội của bạn thành một nhóm các giải pháp là một cách tuyệt vời để tìm ra nhiều cách đóng khung vấn đề.
3. Lập bản đồ rõ ràng
Hình ảnh là một kỹ năng mà chúng tôi còn phải cải thiện. Một khi đã phát triển được nó thì sẽ sở hữu siêu sức mạnh. Bộ não con người cực kỳ tốt khi phân tích từng phần và kỹ năng này sẽ mở khóa nhiều hiểu biết quan trọng.
Tôi thích vẽ bản đồ cho mọi thứ. Bản đồ có nhiều hình dạng và kích thước: Bản đồ kinh nghiệm, bản đồ hành trình khách hàng, bản đồ quy trình, bản đồ mạng lưới, vân vân.
Tôi đã từng viết về chuyện làm thế nào Việc vẽ ra có thể giúp chúng ta nghĩ. Nó cũng giúp chúng ta chia sẻ hiểu biết trong một nhóm. Luôn dễ hơn để hiểu một hình ảnh hơn là một văn bản. Dù chúng ta trở nên chi tiết hơn là dùng ngôn ngữ. Lập bản đồ sẽ khiến cho giao tiếp rõ ràng hơn.
Ứng dụng bản đồ trong nhóm của mình hãy thử những mẹo sau:
Bắt đầu với bản đồ cá nhân
Giao cho từng người trong nhóm của bạn vẽ bản đồ của riêng họ. Nó sẽ giúp thể hiện quan điểm của từng người. Nếu nhìn thế giới bằng những cách khác nhau và chúng ta muốn cân bằng những trải nghiệm độc đáo của từng người khi kết hợp với nhau.
Kết hợp bằng một bản đồ của cả nhóm
Sau khi khám phá ra quan điểm độc đáo của từng người, hãy sử dụng bài tập trong video này để tạo ra một bản đồ chung. Đây là một trong những bài tập hữu dụng nhất tôi đã từng gặp để có thể .hiểu nhau tốt hơn.
Vẽ bản đồ trên nhiều quy mô
Dừng lại ở một cái bản đồ. Bản đồ có tác dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Hãy lập bản đồ về cuộc sống của khách hàng của bạn. Hãy lập bản đồ về một ngày đặc trưng của họ. Hãy lập bản đồ về một trải nghiệm nào đó. Hãy lập bản đồ hành trình khách hàng qua sản phẩm của bạn cho một trường hợp cụ thể. Hãy lập bản đồ một quy trình hậu trường hỗ trợ cho hành trình khách hàng.
4. Hãy suy ra từ lý thuyết (rút ra từ những nguyên tắc đầu tiên)
Rất dễ bị cuốn hút vào sự hưng phấn khi chúng ta đổi mới một cái gì đó. Chúng ta đổi mới cách làm việc bởi vì chúng ta có thể. Chúng ta cần tránh đổi mới những gì vẫn còn đang hiệu quả và luôn nhớ phải học hỏi từ những người đi trước.
Nếu sự đổi mới dẫn đến một giải pháp tốt hơn thì tuyệt vời, Bình thường thì nó chỉ dẫn đến một giải pháp khác và chưa chắc đã tốt hơn.
Thường thi đổi mới dẫn đến một giải pháp khác chứ không phải một giải pháp tốt hơn. Khác chưa chắc đã tốt hơn
Gần đây Google đã thiết kế lại Google Calendar. Nó rất khác và chúng ta phải học cách sử dụng giao diện mới, Nhưng tôi không thấy điều gì tốt hơn ở phiên bản mới này. Còn bạn thì sao?
Đừng hiểu sai ý tôi, lịch cần được đổi mới. Có hàng triệu điều tôi ước lịch có thể cải thiện. Nhưng Google không chỉ ra được bất cứ sự cải thiện nào với thiết kế mới của mình.
Vậy làm thế nào để tránh đổi mới vô ích mà thay vào đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn?
Ở vùng Tây Bắc chúng tôi dậy học viên của mình sử dụng lý thuyết như một nguồn cảm hứng. Điều này nghĩa là sử dụng những khái niệm và lý thuyết mà họ đã học trên lớp để suy ra cách mà họ xác định cơ hội và giải pháp của mình.
Ví dụ, họ tham gia một lớp sáng tạo và chia sẻ kiến thức và được học về sự khác nhau giữa những kiến thức nổi và những kiến thức ngầm. Kiến thức nổi là những sự thực, ví dụ như Paris là thủ đô của Pháp, còn kiến thức ngầm là cách để làm một điều gì đó, Ví dụ như làm thế nào để vung một cái gậy bóng chày. Nếu một học viên đang tìm cách để giúp cả nhóm chia sẻ kiến thức, họ có thể dùng lý thuyết này để truyền cảm hứng cho những gì họ khám phá ra. Có thể một nhân viên không muốn chia sẻ kiến thức ngầm nhưng lại sẵn sàng chia sẻ kiến thức nổi.
Lý thuyết này cũng có thể dùng để suy ra nhiều giải pháp khác nhau. Học viên có thể hỏi “ Thế nào để chúng tôi khuyến khích nhân viên chia sẻ kiến thức nổi của mình? “ hoặc “ Làm thế nào để chúng tôi khuyến khích họ chia sẻ kiến thức ngầm của mình “
Câu hỏi đầu tiên có thể đưa đến những giải pháp như chia sẻ trong bữa ăn trưa, Bằng các bài viết hoặc blog, Khi câu hỏi thứ hai sẽ đưa ra những giải pháp như chương trình thực tập hoặc ghép nhóm với nhau.
Trong thế giới sản phẩm, cóthể chúng ta sẽ không rút ra được nhiều từ những kiến thức hàn lâm những học viên ở phía Tây Bắc của chúng tôi, nhưng chúng tôi thường suy ra từ những nguyên tắc đầu tiên. Đây là một ý tưởng tương tự.
Những nguyên tắc đầu tiên là những khái niệm hoặc kiến thức cơ bản mà chúng tôi có thể dựa vào để suy ra giải pháp. Một kỹ sư có thể suy ra giải pháp của họ dựa trên những nguyên tắc vật lý cơ bản. Trong thế giới sản phẩm chúng tôi thường rút ra giải pháp từ những nguyên tắc cơ bản của tâm lý học. Khi bạn xem xét những nguyên tắc về nhận thức thiết bị để rút ra giải pháp thì đó là một ví dụ của việc suy ra từ lý thuyết.
Lý thuyết và những nguyên tắc đầu tiên giúp chúng ta định hình những vấn đề của mình và đảm bảo chúng ta không đổi mới một cách vô ích mà thực sự giải quyết được vấn đề. Cũng giúp thêm giá trị cho những giải pháp của chúng ta thông qua quá trình khám phá tìm hiểu.
Những ai chưa từng thử suy luận từ lý thuyết, hãy thử những mẹo sau :
Hãy đọc nhiều
Bạn không thể rút ra điều gì nếu như bạn không biết những nguyên tắc cơ bản. Tôi luôn khuyến khích đội ngũ sản phẩm của mình đọc thật nhiều. Về hành vi của con người: Tâm lý học, sinh học, xã hội học, sử học, triết học, vân vân. Điều này không chỉ giúp xây dựng kho lý thuyết và nguyên tắc của bạn, nó còn giúp chúng ta hiểu được nhiều bối cảnh để phân tích và đưa ra những giải pháp sản tạo.
Đừng sáng tạo lại những gì đã tối ưu
Hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ mắc cái bẫy như Google Calendar. Khi đổi mới một điều gì đó, hay làm rõ xem bạn muốn kết quả như thế nào. Và hãy định lượng nó. Xác định những cơ hội cụ thể ví dụ như nhu cầu, vấn đề, khát khao, mong muốn… mà bạn muốn giải quyết bằng cải tiến của mình. Tự chịu trách nhiệm khi xác định những cơ hội và hướng đến kết quả bạn mong muốn chứ đừng cải tiến chỉ vì bạn thích thế. Hãy cải tiến khi bạn muốn có một giải pháp tốt hơn, có thể sử dụng lại và mượn từ những thứ khác.
Hãy phân biệt các kiến thức khác nhau giữa con người và công nghệ
Kiến thức về con người có thể là định kiến hoặc các học thuyết về hành vi như có đi có lại hay tâm lý đám đông. Kiến thức về công nghệ là việc chúng ta thích di động hơn màn hình vi tính hay xu hướng thích tạo ra các meme kết hợp từ ngữ và hình ảnh. Kiến thức về con người chậm thay đổi. Kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh. Hãy sử dụng kiến thức về con người. Chỉ tin vào kiến thức công nghệ trong ngắn hạn vì chúng không duy trì được lâu đâu.
5. Đồng sáng tạo ra các giải pháp dành riêng cho khách hàng của bạn
Chúng ta thường dùng luôn kết luận đầu tiên mình nghĩ ra. Não bộ của chúng ra cực kì giỏi trong việc kết luận: ta nghe một vấn đề và nhảy luôn đến giải pháp. Nhưng nếu muốn tìm ra giải pháp tốt, chúng ta cần thời gian để chắc chắn rằng giải pháp này phù hợp với những vấn đề cụ thể của khách hàng của mình
Câu vừa rồi nghe có vẻ hiển nhiên. Nhưng nó thường đòi hỏi nhiều công sức hơn chúng ta nghĩ để làm được điều đó.
Chúng ta rất dễ chìm đắm trong ý tưởng của mình. Có càng nhiều kinh nghiệm thì chúng ta càng có xu hướng bám vào những gì có hiệu quả đối với mình trong quá khứ. Chúng ta thường quên xét đến hoàn cảnh hiện tại đã khác đi như thế nào. Chúng ta cũng quên đánh giá xem hoàn cảnh bây giờ có gì độc đáo. Mà dù có nhớ thì chúng ta vẫn thiên vị ý kiến ban đầu của mình, kể cả khi ý kiến đó không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Để tránh những điều này, hãy thử những mẹo sau.
Lập bản đồ giải pháp cho từng cơ hội cụ thể
Tôi thích sử dụng sơ đồ giải pháp cơ hội để minh họa các ý tưởng giải pháp phù hợp với từng cơ hội mà chúng tôi nghe được trong các cuộc phỏng vấn. Điều này đảm bảo chúng tôi tìm ra đúng nhu cầu. Dành thời gian để minh họa các ý tưởng cho khớp với nhu cầu đảm bảo chúng ta không bị sao nhãng và giúp điều chỉnh giải pháp của mình tập trung vào khách hàng hơn.
Lấy nhận xét của khách hàng sớm và thường xuyên
Đừng đợi đến cuối quy trình rồi mới lấy phản hồi từ khách hàng. Hãy lấy nhận xét của họ sau từng bước một. Đừng dành ra tận ba tháng để thiết kế lại ứng dụng của bạn và lấy ý kiến khách hàng sau khi bạn đã làm xong hết tất cả mà hãy lấy ý kiến cứ 2 hoặc 3 tuần một lần.. Đừng sợ nghe nhận xét khi bạn chưa sẵn sàng.
Để khách hàng thiết kế cùng bạn
Đừng hạn chế vai trò của khách hàng trong việc đưa ra nhận xét.. Hãy để họ sáng tạo với bạn. ĐỪng lo lắng nếu thiết kế của họ không rõ ràng hay khả thi. Bạn không mong họ sẽ nói với bạn là bạn đang xây dựng cái gì. Bạn đang muốn xem họ nghĩ về vấn đề này như thế nào. Đồng sáng tạo cùng khách hàng giúp bạn hiểu cách họ giải quyết vấn đề, truyền cảm hứng cho bạn tìm ra giải pháp của chính mình.
6. Làm rõ và kiểm tra các giả định ngầm
Cho dù bạn được truyền cảm hứng để thử nghiệm bởi cuốn “Khởi nghiệp tinh gọn” hay tư duy thiết kế đã thuyết phục bạn thử nghiệm các giải pháp, cả hai đều khuyến khích bạn kiểm tra các giả định của mình chứ không phải ý tưởng của bạn.
Sự khác biệt này bị nhóm sản phẩm quên mất. Đó là lý do tại thử nghiệm A / B là hình thức thử nghiệm phổ biến nhất của chúng tôi. Chúng tôi xây dựng ý tưởng để kiểm tra nó. Nhưng bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và năng lượng và học hỏi thêm từ các thí nghiệm và nguyên mẫu của bạn nếu bạn dành thời gian để kiểm tra các giả định cần phải đúng để sản phẩm của bạn thành công.
Điều này cần nhiều suy nghĩ trước, nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng quý giá trong quá trình phát triển. Bạn cũng sẽ học cách sửa chữa những ý tưởng bị lỗi thay vì chỉ đơn giản là biết được có gì đó sai
Xem xét các giả định của riêng bạn có thể khó khăn. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn bắt đầu:
Vẽ ra bản đồ câu chuyện về ý tưởng của bạn
Thật khó để nhìn thấy những giả định khi chúng ta chưa có đủ chi tiết. Vẽ ra bản đồ câu chuyện buộc bạn phải có được cụ thể. Ý tưởng sản phẩm của chúng tôi cần nhiều diễn viên (người dùng và khách hàng) để bắt đầu bấm máy. Bản đồ câu chuyện của bạn sẽ giúp bạn xác định những hành động chính và mỗi hành động là một giả định rằng nếu diễn viên không sẵn sàng thực hiện có thể khiến toàn bộ giải pháp của bạn gặp rủi ro.
Bắt đầu với các giả định mong muốn
Nếu ai đó quan trọng đối với sự thành công của giải pháp của bạn thì không sẵn sàng làm phần của họ, ý tưởng của bạn sẽ thất bại. Các nghĩa địa sản phẩm có vô số sản phẩm công nghệ tuyệt vời, dễ sử dụng mà không ai muốn. Bắt đầu với mong muốn để tránh số phận này.
Đừng quên về khả năng tồn tại, tính khả thi, khả năng sử dụng và các giả định đạo đức
Nhiều nhóm có định kiến với các giả định về khả năng sử dụng. Chúng tôi thì ngày càng giỏi hơn khi xác định xem “Người ta có thể dùng được sản phẩm này không?” Nhưng chúng tôi cần hỏi một bộ câu hỏi rộng hơn nhiều. Ý tưởng của chúng tôi xoay quanh khả năng tồn tại, tính khả thi và giả định đạo đức.. Hãy chắc chắn rằng bạn đang xem xét và kiểm tra các giả định trên các tiêu chí này.
Và thêm một hướng dẫn cụ thể cho các nhóm sản phẩm
Môi trường kinh doanh của chúng tôi khuyến khích chúng tôi chuyên môn hóa. Chúng tôi kỳ vọng các nhà quản lý sản phẩm sẽ quản lý các bên liên quan, các nhà thiết kế để thiết kế và các kỹ sư phần mềm viết mã. Và nếu cả 3 điều đó đều xảy ra thì cũng vẫn chưa đủ để xây dựng những sản phẩm tốt.
Phát triển sản phẩm là một môn thể thao đồng đội. Mặc dù mỗi chúng tôi có kỹ năng và chuyên môn độc đáo trong nhóm, chúng tôi chỉ có thể giành chiến thắng bằng cách làm việc cùng nhau. Đây là một điều nữa mà tôi thấy hầu hết các nhóm đang nghĩ họ giỏi hơn thực tế.
Nếu người quản lý sản phẩm của bạn đưa ra tất cả các quyết định hoặc bạn liên tục vướng vào các cuộc tranh luận, bạn cần xem xét các kỹ năng hợp tác của nhóm mình. Tôi khuyên các nhóm của mình nên phân chia ra để hoàn thành các mục công việc, nhưng hãy họp lại khi đó là thời gian để đưa ra quyết định. Đó là dấu hiệu của một nhóm hợp tác thực sự.
Và nếu tôi phải đặt cược vào đội nào có khả năng xây dựng những sản phẩm tuyệt vời nhất, tôi sẽ luôn đặt cược vào đội nào hợp tác tốt hơn.