5 Thương Hiệu Đã Hồi Sinh Khi Đứng Trước Ngưỡng Phá Sản

07/11/2019 - 07:00 7129     0

Xây dựng thương hiệu vừa thú vị vừa đáng sợ. Khái niệm ban đầu về việc xây dựng một công ty mới, một thương hiệu mới từ thuở sơ khai thực sự rất thú vị; nhưng đồng thời cũng rất đáng sợ khi bạn biết đến số liệu thống kê rằng, phần lớn các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp đều thất bại.

Không nản chí, bạn tiếp tục cố gắng; nhưng sâu trong tâm trí, bạn nhận ra rằng một ngày nào đó doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ của bạn cũng có thể bị phá sản. Tuy nhiên, hãy tự an ủi bản thân mình bởi việc thương hiệu của bạn đang trên đà tụt dốc hoặc bắt đầu suy yếu không có nghĩa là nó thất bại. Trong thực tế, thế giới kinh doanh đầy những câu chuyện về các nhà lãnh đạo, những người đã tiếp nhận lại các công ty đang trên bờ vực phá sản và hướng chúng trở lại con đường của thành công. Tất cả đều cần một chút khéo léo, sẵn sàng thích ứng và cam kết làm việc hết mình cho công ty của bạn.

Hãy xem những ví dụ về những thương hiệu sau để biết được cách mà họ đã “hồi sinh”.

 

1. Chuck Taylor.

Giày cao cổ Chuck Taylor được tạo ra như một chiêu trò Marketing của Converse. Công ty đã ký hợp đồng với ngôi sao bóng rổ Charles Hollis (Chuck Taylor) để quảng bá việc bán giày vào những năm 1930. Mặc dù giày thể thao cao cấp đã được sản xuất từ ​​năm 1917, nhưng doanh số bán giày chỉ thực sự bùng nổ khi Chuck Taylor thiết kế chiếc giày có chữ ký của riêng mình Thật không may, sức hút đó dần mất đi sau một vài thập kỷ, khi các công ty giày lớn như Nike bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Cuối cùng vào khoảng giữa giữa những năm 1990, Converse thực tế đã thành một thương hiệu bị phá sản. Nike sau đó tiếp quản công ty này vào năm 2003, và làm sống lại thị trường với hình ảnh mới về đôi giày thể thao được kết hợp với các nhạc sĩ, nghệ sĩ và những người nổi tiếng "phong cách". Khách hàng đã nhận thấy một bộ mặt hoàn toàn khác đến từ Chuck Taylor, để rồi họ vẫn yêu thích nó cho đến tận bây giờ..

2. LEGO.

LEGO không bao giờ hết “ngầu” — hãy làm rõ điều đó. Nhưng trong những năm 1990, LEGO đã cố gắng tái tạo lại bản thân để chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới, thiết kế các dây chuyền lắp đặt phức tạp mới với những miếng xếp hình đặc biệt. Về lý thuyết, đó là một ý tưởng hay - sau cùng, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với thời gian - nhưng thật không may, dòng sản phẩm mới này không gây tiếng vang cho trẻ em. Vào đầu những năm 2000, LEGO bắt đầu chịu thiệt hại hàng trăm triệu đô la . Vậy họ có thể làm gì? Công ty quyết định quay lại với những điều cơ bản, quảng bá dòng LEGO hồi đầu theo hướng phục vụ trí tưởng tượng của trẻ em và thậm chí mở rộng sự hiện diện trên truyền thông với các trò chơi điện tử và phim ảnh. Kết quả là giờ đây, thương hiệu này đang phủ rộng hơn bao giờ hết

3. Xe ô tô Volkswagen Beetle

Volkswagen Beetle đã có được thành công trong những năm 1970, với hơn 15 triệu mẫu được bán, nhưng sự nổi tiếng đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chỉ một vài năm sau, Beetle bị đánh bật khỏi thị trường và im hơi lặng tiếng trong nhiều thập kỷ. Nhưng sau khi xu hướng thời trang "retro" hồi thập niên 1970 trỗi dậy cùng với sự hoài niệm diễn ra sau đó, Volkswagen đã quyết định xây dựng lại mô hình cho đối tượng khách hàng mới. Kết hợp những điều độc lạ và quyến rũ của mô hình cũ với những yếu tố mới, hấp dẫn, công ty đã có thể hồi sinh doanh số bán hàng của Beetle, và chiếc VW Beetle lại trở nên phổ biến một lần nữa.

4. Starbucks.

Nếu bạn nói với tôi rằng bạn chưa bao giờ đến Starbucks, tôi sẽ không tin.Có thể đó là bên kia đường từ phía của bạn. Nhưng Starbucks không phải lúc nào cũng ở vị trí thuận lợi và ổn định trên thị trường thế giới. Starbucks đã từng là một cơ sở địa phương bán cà phê hạt ở Seattle, được thành lập vào năm 1971. Sau nhiều năm bán hàng với doanh thu khiêm tốn và những hứa hẹn không rõ ràng về lợi ích từ việcmở rộng chi nhánh, một chiến dịch tái thương hiệu và nhượng quyền đã diễn ra. Việc làm đúng đắn này đã đưa nhãn hiệu cà phê này đến khắp các thành phố trên cả nước, nơi nó vẫn đang tiếp tục phát triển trên hàng ngày.

5. Apple.

Không có một danh sách nào về sự “hồi sinh” của các thương hiệu có thể hoàn thiện mà thiếu mất câu chuyện trở lại hay nhất mọi thời đại. Như bạn có thể hoặc có thể không biết, Apple đã đạt một vài thành công vang dội trong suốt cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 với sự phổ biến ngày càng tăng của máy tính Apple II và Apple III. Do sự khác biệt trong việc sáng tạo, nhà đồng sáng lập Steve Jobs đã bị buộc phải rời khỏi công ty vào giữa những năm 1980, khi đó thương hiệu bắt đầu lu mờ và trở thành lỗi thời. Tất cả mọi thứ đã thay đổi khi Jobs trở lại công ty vào năm 1997,điều hành chiến dịch tái định vị thương hiệu lớn nhất từ trước đến nay đã biến Apple thành người khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, tối tân mà tất cả chúng ta đều biết đến.

Bài học rút ra

Những câu chuyện trên mang tính giải trí, khai sáng, và chỉ một chút truyền cảm hứng. Họ là những minh chứng rõ ràng rằng cho dù thương hiệu của bạn có vấn đề gì đi nữa, bạn luôn có cơ hội phục hồi hoàn toàn - thậm chí là cải thiện vị thế của bạn trong thời gian dài. Bạn đã rút ra được điều gì từ những nghiên cứu điển hình này?

  • Nếu một cái gì đó không hoạt động, hãy thay đổi nó. Đây đáng ra phải là một điều hiển nhiên, nhưng nó lại là điểm mà nhiều doanh nhân bỏ qua khi gặp khó khăn. Nếu hiện tại doanh nghiệp của bạn không hoạt động, bạn phải thay đổi điều nó. Không có sự thỏa hiệp ở đây. Thay đổi là cần thiết để tăng trưởng hơn nữa.
  • Sự khác biệt là chìa khóa. Nhiều doanh nghiệp suy yếu vì họ không còn đặc biệt. Vì vậy, hãy tìm một cách để tạo ra sự khác biệt, với một thương hiệu mới hoặc đối tượng mục tiêu mới, bạn có thể đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp của bạn.
  • Đi ngược với tiêu chuẩn. Hầu hết các thương hiệu trong danh sách này tìm thấy cuộc sống mới bởi vì họ đưa ra các quyết định độc đáo, hoặc bởi vì họ đi ngược logic chung. Đừng ngại chống lại các tiêu chuẩn khi xây dựng lại doanh nghiệp của bạn.

Kinh doanh luôn chứa đầy những sai lầm, thách thức và quãng thời gian khó khăn, nhưng những thương hiệu này chứng minh rằng "giảm sút" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "biến mất". Giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn sống với sự sáng tạo, kiên trì và hết mình vì công việc.

Nguồn : THEO SAGA.VN

Saga App

Saga App