5 Lời Khuyên Về Cách Viết Một Slogan Chất Lượng (Đi Kèm Với Các Ví Dụ Minh Họa)

Uyên Hoàng
27/12/2019 - 10:00 9126     0

Slogan là những câu từ đáng nhớ thường được sử dụng cùng với logo của công ty và trong các chiến dịch quảng cáo. Slogan được công nhận là phương tiện hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đến một hoặc nhiều khía cạnh của sản phẩm hoặc thương hiệu. Nhưng bạn có thường thấy dòng chữ “phục vụ bạn từ năm 1982” (serving you since 1982) hay một khẩu hiệu mẫu tương tự dưới một logo được thiết kế đẹp không? Quá thường xuyên!

Trong bài này, chúng ta hãy cùng thảo luận về 5 mẹo cần thiết để viết một khẩu hiệu gây ấn tượng nhất. Và nếu bạn cảm thấy bạn không thể tự mình tạo ra slogan riêng, bài viết cũng sẽ chỉ dẫn bạn có thể đi đâu để được giúp đỡ.

 

Bước đầu tiên là quyết định xem bạn có cần một câu slogan hay không. Nếu bạn có một logo, bạn đã tham gia vào việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hoặc công ty của bạn.

Nếu bạn đã thực hiện bước này, bạn thực sự nên xem xét về việc tạo một câu slogan.

Bạn có muốn làm thương hiệu cho sản phẩm hoặc công ty của bạn? Điều đó phụ thuộc vào hình ảnh mà bạn đang cố gắng thể hiện. Nếu bạn muốn thu hút các khách hàng doanh nghiệp lớn hơn, việc xây dựng thương hiệu là điều cần thiết.

Họ sẽ muốn thấy rằng bạn nghiêm túc với sản phẩm của mình như họ. Nếu bạn thích làm việc với các cửa hàng bán lẻ nhỏ và muốn xuất hiện như một người hữu ích ởnhà kế bên, bạn có thể không cần yêu cầu đến mức độ này của thương hiệu.

Mô hình kinh doanh của công ty bạn quyết định mức độ xây dựng thương hiệu của bạn. Nếu bạn muốn đưa mọi thứ lên cấp độ tiếp theo của tiếp thị sản phẩm, đây là một điểm khởi đầu tốt.

 1. Bắt đầu từ Logo

Nếu thương hiệu của bạn chưa có logo, bạn nên hoàn thành nó trước. Một câu khẩu hiệu hoạt động với logo để quảng bá nhận diện thương hiệu.

Một khẩu hiệu không thực sự có hiệu quả khi không có logo trừ khi phương tiện quảng cáo duy nhất của bạn là radio. Logo là con gà, khẩu hiệu là quả trứng. Nếu bạn đang trong giai đoạn thiết kế logo và tạo khẩu hiệu cho một doanh nghiệp, đây là cơ hội độc nhất để tạo ra cả hai cùng một lúc, điều này có thể cho phép bạn tích hợp tốt hơn cả hai như một sản phẩm cuối cùng.

Hãy nhớ rằng các thương hiệu hàng đầu thay đổi khẩu hiệu của họ liên tục, và bạn có thể làm điều tương tự nếu bạn cảm thấy cần thiết trong vòng 5 năm tới. Không có slogan nào quá cứng ngắc và không cần thay đổi.

2. Cho việc tạo khẩu hiệu thời gian cần thiết

Bạn cần một giờ để nghiên cứu về công ty mà bạn đang xây dựng câu khẩu hiệu cho họ, 1-2 giờ để lên ý tưởng sau bước nghiên cứu ban đầu và 1-2 giờ để tư vấn và chỉnh sửa cho khách hàng.

Nếu bạn đang soạn thảo hợp đồng, hãy đảm bảo rằng bạn giới hạn số lần “quay trở lại bảng vẽ” để không biến dự án thành một thứ hút thời gian vô tận.

Xây dựng một khẩu hiệu không phải là dễ dàng, ngay cả đối với các bậc kỳ cựu dày dạn kinh nghiệm, và mất ít nhất một ngày làm việc, chi phí sẽ được tính theo đó. Mặt khác, nếu bạn đang thuê một người viết slogan, cần phải có một yếu tố tin cậy trước khi bạn thuê họ.

Bạn phải tin tưởng rằng họ thực sự sẽ đưa ra một số ý tưởng khẩu hiệu tuyệt vời để bạn lựa chọn. Vì trong trường hợp bạn chưa thỏa mãn với những gì họ đưa ra, việc đòi hỏi họ phải liên tục đưa ra các ý tưởng thay thế mới là rất khó khăn, nhất là khi bạn đã thanh toán một phần cho họ.

Nếu bạn thực sự không thích những khẩu hiệu mà họ đưa cho bạn, hoặc cảm thấy rằng họ hiểu sai về tầm nhìn thương hiệu của bạn, hầu hết những người viết slogan sẽ muốn làm cho đúng trong giới hạn và những giới hạn này thường sẽ được làm rõ trong hợp đồng ban đầu của bạn.

3. Giữ cho slogan đơn giản

Một logo chỉ hiệu quả nếu khách hàng của bạn có thể hiểu nó một cách nhanh chóng.

Bạn chỉ có một vài giây để gây ấn tượng, vì vậy câu khẩu hiệu như “the best in olfactory widgets since 1949” -  “vật dụng dùng cho khứu giác tốt nhất từ ​​năm 1949”,sẽ không có tác dụng. Hãy đơn giản là những gì bạn hướng tới.

Những khẩu hiệu tuyệt đối không thể vượt quá một câu và nên tránh những từ ngữ lạ hoặc ít dùng, ví dụ như “khứu giác”. Tuy nhiên đôi khi quy tắc này có thể được phá vỡ; ví dụ như khi một từ ngữ nào đó gói gọn ý nghĩa của một vài câu văn, cho dù từ đó không quá phổ biến, hãy sử dụng nó.

Tuy nhiên, quy tắc một câu nên được tuân thủ bằng mọi giá. Slogan đơn giản: Just Do It (Nike). Slogan không đủ đơn giản: Selling the Highest Quality Organic & Natural Products (Whole Food).

4. Làm tạo ra một slogan vui nhộn, nếu bạn có thể

Khi mà bạn có thể mang lại sự hài hước cho một câu khẩu hiệu, hãy làm điều đó.

Một ví dụ tuyệt vời là slogan của Cracked.com: “America’s Only Humor & Video Site, Since 1958”. Slogan này gói gọn lại trong nó một vài câu chuyện cười, bao gồm cả việc chế giễu slogan thông thường “since such a year” và tự nhận là trang web hài hước duy nhất ở Mỹ.

Ngoài ra slogan còn tuyên bố về việc là trang web video duy nhất và thực tế là họ không thể là một trang web kể từ năm 1958. Tất cả những điều này gói gọn chỉ trong tám từ, nếu bạn tính cả chữ “and”

Mặc dù họ phải làm cho khẩu hiệu của họ trở nên hài hước, bạn nên cân nhắc với cách tiếp cận tương tự với việc đưa vào một hoặc hai câu nói đùa.

Nếu bạn không thể làm cho slogan hài hước mà không kéo theo việc khiến nó trở nên khập khiễng, chỉ cần bỏ qua sự hài hước và làm việc với các tùy chọn tốt nhất tiếp theo của bạn.

5. Luôn chân thật và không đánh bóng sản phẩm của bạn

Sự chân thật rất quan trọng. Doanh nghiệp của bạn thực sự có thể thực hiện theo lời hứa trên câu slogan không? Nếu không, hãy suy nghĩ lại về câu slogan đó.

Bạn cũng sẽ muốn tránh xa những câu khẩu hiệu thêm vào các câu từ như “tốt nhất” hay “#1 ở những gì chúng tôi làm” bởi vì loại câu từ đó không chỉ nhan nhản và nhàm chán, mà còn khó để chứng minh ngay cả khi đó là sự thật.

Đây là một ranh giới mỏng manh để bước theo vì bạn vẫn muốn trình bày ý tưởng về một sản phẩm chất lượng nhưng không muốn tỏ ra quá đề cao sản phẩm của mình, nhưng một người viết slogan tốt có thể làm điều này.

Nếu việc viết slogan có vẻ quá đáng sợ, đừng nghĩ về nó như bạn đang viết một câu khẩu hiệu, hãy nghĩ về nó như đang viết một thông điệp cho thương hiệu. Sản phẩm của bạn sẽ nói gì nếu nó có thể nói chuyện?

Slogan không trung thực: Daz với chất tẩy trắng xanh sạch nhất (Daz) 

Bạn có thể tìm thấy người chuyên viết Slogan ở đâu ?

Tất cả điều này phụ thuộc vào việc bạn cần chúng cho mục đích gì. Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa đã làm logo, bạn nên làm việc với một người viết tự do (freelance writer).

Nếu bạn là khách hàng doanh nghiệp cần logo và slogan, bạn có thể muốn sử dụng công ty quảng cáo hoặc kết hợp giữa người thiết kế đồ họa và freelance writer, tùy thuộc vào ngân sách của bạn.

Để thực sự đạt được những gì bạn muốn, hãy đến một công ty hoặc người chuyên viết slogan với một danh sách các ý tưởng khẩu hiệu mà bạn tự nghĩ ra, tất cả các tài liệu quảng cáo và trang web về sản phẩm của bạn mà bạn có thể thu thập và hãy suy nghĩ thoáng về những gì họ có thể tạo ra cho slogan của bạn.

Họ có thể sẽ đưa ra một cái gì đó hoàn toàn khác lạ, nhưng điều này sẽ cho họ một điểm khởi đầu tuyệt vời.

CÔNG TY QUẢNG CÁO

Một công ty quảng cáo nói chung sẽ rất có kinh nghiệm trong việc viết slogan, bởi họ làm việc quản lý thương hiệu hàng ngày.

Các công ty quảng cáo sẽ không có giá rẻ, nhưng rất đáng để đầu tư về chất lượng. Với chi phí lớn, bạn có thể xem xét các công ty từ cỡ vừa đến lớn.

Nếu bạn có khoản ngân sách lớn hơn, một công ty sẽ thường có thể sắp xếp thực hiện thử nghiệm thị trường cho câu slogan và logo của bạn, việc này cũng rất đáng để đầu tư

FREELANCE WRITER

Một số người viết tự do chuyên viết slogan, nhưng thực sự bất kỳ người sáng tạo nội dung tự do nào cũng có thể làm công việc này.

Bạn sẽ muốn tìm kiếm các cây bút có kinh nghiệm viết thư bán hàng và quảng cáo, vì họ có nhiều khả năng tạo ra kết quả mà bạn đang mong muốn.

Mặc dù mức độ kinh nghiệm có thể không giống như một công ty hàng đầu trong ngành, hóa đơn và dịch vụ bạn nhận được sẽ cá nhân hóa hơn và có thể nhận được hơn những gì bạn đang tìm kiếm nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một người viết slogan, chỉ cần đăng một quảng cáo trên CraigsList trong khu vực của bạn và theo dõi các phản hồi.

IN-HOUSE

Điều này còn tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau. Thông thường các nhà quản lý bán hàng và nhân viên làm việc rất chặt chẽ với sản phẩm đến nỗi họ có một thời gian khó khăn để nhìn nó dưới một con mắt mới.

Ngoài ra còn có các yếu tố cá nhân để xem xét; nếu bạn yêu thích công việc mà người quản lý bán hàng của bạn đang làm nhưng ghét câu khẩu hiệu của họ, bạn có thể đang ở một vị trí khó khăn.

Nếu bạn có một người làm marketing chuyên phụ trách viết nội dung trong đội ngũ nhân viên, họ thường sẽ có thể tạo ra những câu khẩu hiệu hay cho bạn. Một nhân viên bán hàng hoặc người quản lý có một bộ kỹ năng rất chuyên biệt thường không mở rộng tư tưởng để sáng tạo.

Các câu khẩu hiệu nổi tiếng

Dưới đây là một số khẩu hiệu nổi tiếng nhất từng được tạo ra:

  • Where do you want to go today? (Nơi nào bạn muốn đi ngày hôm nay?) - Microsoft
  • Where’s the beef? (Thịt bò ở đâu?) - Wendy
  • Between love and madness lies Obsession (Giữa tình yêu và sự điên rồ là nỗi ám ảnh.) - “Nỗi ám ảnh” của Calvin Klein
  • Plop, plop; fizz, fizz; oh, what a relief it is. (Bóc, nhổ; xì hơi, xì hơi; oh, thật là nhẹ nhõm) - Alka Seltzer
  • There are some things money can’t buy. For everything else there’s Mastercard. (Có một số thứ tiền không thể mua được. Đối với mọi thứ khác, có Mastercard.) - Mastercard
  • Sharp Minds, Sharp Products. (Đầu óc sắc bén, Sản phẩm sắc nét.) – Sharp
  • Do you… Yahoo!? (Bạn có… Yahoo không!?) - Yahoo!
  • Wikipedia, the Free Encyclopedia. (Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí. - Wikipedia)
  • Because you’re worth it. (Bởi vì bạn xứng đáng) – L’Oreal
  • Be all that you can be. (Hãy là chính bạn.) – United States Army
  • M&Ms melt in your mouth, not in your hand. (M & M tan chảy trong miệng của bạn, không phải trong tay của bạn.) – Kẹo M&M 
  • Let’s Make Things Better (Hãy làm mọi thứ tốt hơn.) - Philips
  • We make money the old-fashioned way….We earn it. (Chúng tôi kiếm tiền theo cách cổ điển. Chúng tôi kiếm được nó.) - Smith Barney
  • Everything is easier on a Mac (Mọi thứ đều dễ dàng hơn trên máy Mac.) - Máy tính Apple
  • Don’t leave home without it. (Đừng rời khỏi nhà mà không có nó.) - American Express
  • The king of beers (Vua của các loại bia.) - Budweiser
  • Welcome to the World Wide Wow – AOL. (Chào mừng đến với World Wide Wow) (chơi trên World Wide Web)
  • Live in your world, play in ours. (Sống trong thế giới của bạn, chơi trong thế giới của chúng tôi.) - Máy chơi game Sony Playstation và Playstation 2
  • When it absolutely, positively has to be there overnight. (Khi nó hoàn toàn, sự tích cực phải ở đó sau 1 đêm.) - Federal Express
  • Push Button Publishing (Hãy Ấn nút đăng bài) - Blogger.com
  • The best a man can get. (Điều tốt nhất mà một người đàn ông có thể có được.) - Gillette
  • We’re number two; we try harder.  (Chúng tôi là số hai; chúng tôi cố gắng hơn nữa.) - Cho thuê xe Avis
  • Nothin’ says lovin’ like something from the oven. (không có một thứ gì đầy yêu thương giống như một cái gì đó từ lò nướng.) - Pillsbury
  • Come alive! You’re in the Pepsi generation. (Trở nên sống động! Bạn là người thuộc thế hệ Pepsi.) - Pepsi Cola
  • No battery is stronger longer. (Không có pin mạnh hơn lâu hơn.) - Pin Duracell

Tổng kết

Slogan cũng giống như logo, là cần thiết cho một thương hiệu, thậm chí là những thương hiệu chỉ hiện hữu trên mạng Internet. Bạn nên có đầy đủ cả logo và slogan, để phân biệt chính mình với phần còn lại của đám đông chỉ có logo mà không có khẩu hiệu.

Ngay cả khi bạn sẽ thuê người khác làm câu khẩu hiệu, bạn nên suy nghĩ một danh sách các tùy chọn chỉ để đảm bảo rằng họ hiểu thông điệp thương hiệu mà bạn tin tưởng là gì.

Giữ cho nó đơn giản, cố gắng làm cho nó hài hước và chắc chắn rằng bạn không đưa ra một khẳng định nào đó thổi phồng về sản phẩm của mình. 

Nguồn : THEO SAGA.VN
Uyên Hoàng
Uyên Hoàng

Saga App

Saga App