5 Loại Báo cáo có thể ảnh hưởng đến giá đồng đô la Mỹ

30/11/2014 - 21:58 7796     0

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh của đồng đô la thông qua những chính sách nhất quán ổn định, triển vọng địa chính trị ổn định và cắt giảm thuế cho người tiêu dùng. Và với các nhà đầu tư thì đây đều không những là các diễn biến tích cực đối với đồng đô la Mỹ mà còn là dấu hiệu của sự ổn định và thịnh vượng của một nền kinh tế. Trái lại, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh, gia tăng tiêu dùng của chính phủ và Tổng thống không được lòng dân đều là tin xấu đối với một đất nước cũng như cho đồng đô la. 

Nhà giao dịch ngoại hối luôn tìm kiếm những thông tin để giúp họ dự đoán về biến động giá của đồng đô la. Cũng giống như một loạt các chỉ số mà nhà giao dịch chứng khoán sử dụng để theo dõi tình hình tăng trưởng của các công ty mà họ đầu tư, có một loạt các báo cáo kinh tế cung cấp thông tin giúp nhà giao dịch ngoại hối dự báo giá trị tương lai của đồng đô la. 

Báo cáo

Phân tích cơ bản khai thác các số liệu để khám phá ra thông tin về đầu tư. Nền kinh tế luôn chuyển động nên giá trị của những hiểu biết có được nhờ một điểm dữ liệu cụ thể tại một thời điểm xác định có thể khác nhau về tầm quan trọng. Ví dụ, khi nền kinh tế Mỹ đang mở rộng, với nỗi lo sợ về lạm phát, sẽ có rất nhiều người quan tâm đến các điểm dữ liệu chỉ ra sự có mặt của lạm phát. Khi nền kinh tế thu hẹp, những báo cáo cho thấy sự sụt giảm trong hoạt động tiêu dùng có thể chú trọng nhiều hơn đến chiều hướng giá của đồng đô la. Vì lý do này, một loạt các báo cáo kinh tế sẽ trở nên rất hữu ích cho nhà đầu tư khi tiến hành nghiên cứu về đồng đô la. Và phần tiếp theo, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đáng chú ý sẽ được phân tích. Hãy nhớ rằng số liệu thống kê thực tế thường ít quan trọng hơn so với chiều hướng (tăng hoặc giảm) của chúng và sự thành công hay thất bại của chúng trong việc đáp ứng những kỳ vọng trước khi công bố báo cáo. Và đừng quên giá tăng bất ngờ có thể mang lại tin tốt, trong khi giá giảm đột ngột có thể làm một đồng tiền mất giá.

Cán cân thương mại (Trade Balance)

Báo cáo cán cân thương mại, thành quả hợp tác của Cục phân tích kinh tế (Bureau of Economic Analysis) và Cục điều tra dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), đưa ra cái nhìn sâu sắc về hoạt động xuất nhập khẩu. Chỉ số được quan tâm nhất trong báo cáo cán cân thương mại là thâm hụt thương mại danh nghĩa. Chỉ số này là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Mỹ tính bằng giá trị đồng đô la ở thời điểm hiện tại. Khi giá trị nhập khẩu của một nước lớn hơn xuất khẩu, nước này được cho là có thâm hụt thương mại. Và trong trường hợp ngược lại, được coi là có thặng dư thương mại.

Thâm hụt thương mại là tin xấu đối với đồng đô la, vì nó có nghĩa là nhu cầu cho hàng hóa nước ngoài đang cao. Những hàng hóa này cuối cùng được mua bằng ngoại tệ, dẫn đến nguồn cầu ngoại tệ cao hơn. Mặt khác, thặng dư thương mại có nghĩa là người tiêu dùng nước ngoài đang mua hàng nội địa nhiều hơn. Điều này làm nguồn cầu đồng đô la tăng. Báo cáo cán cân thương mại được công bố khoảng sáu tuần sau khi kết thúc tháng tham chiếu (vào khoảng ngày 15 của tháng đó) lúc 8h30 sáng (theo giờ Eastern Standard Time ) và là của hai tháng trước đó. 

Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payroll)

Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp, được thực hiện bởi Sở lao động của Cục Lao động Thống kê Lao động Mỹ theo dõi số lượng việc làm tăng thêm hoặc giảm đi mỗi tháng. Nếu nền kinh tế có thêm công ăn việc làm ở một tốc độ lành mạnh, lãi suất có thể tăng lên. Lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, tăng sự quan tâm và nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ. Điều ngược lại cũng đúng, số việc làm giảm đi có thể để đẩy lãi suất xuống thấp và làm giảm nhu cầu đối với đồng đô la. Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ sáu của tuần sau sau kết luận của tháng tham chiếu lúc 8h30 sáng (theo giờ Eastern Standard Time).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo dõi giá trị tiền tệ của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này được sử dụng để đo lường sức khỏe của một quốc gia. Tương tự như số liệu của bảng lương phi nông nghiệp, nếu GDP tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đồng đô la Mỹ có xu hướng tăng. Nếu GDP giảm, đồng đô la Mỹ có xu hướng giảm. Cục phân tích kinh tế công bố số liệu về GDP lúc 8h30 sáng (theo giờ Eastern Standard Time) vào ngày cuối cùng của mỗi quý.

Doanh số bán lẻ (Retail Sales)

Doanh số bán lẻ là thước đo tổng hợp doanh số của hàng hóa bán lẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số bán hàng cao cho thấy một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, còn doanh số bán hàng thấp bộc lộ một nền kinh tế yếu kém. Một lần nữa, sức mạnh của doanh số bán hàng tương đương với sức mạnh của đồng đô la.

Báo cáo Doanh số bán lẻ được tổng hợp và công bố hàng tháng bởi Cục điều tra dân số và Bộ Thương mại. Báo cáo là của tháng trước đó, và được công bố vào khoảng ngày 13 của tháng đó lúc 8h30 sáng. (theo giờ Eastern Standard Time)

Sản xuất công nghiệp (Industrial Production)

Số liệu sản xuất công nghiệp được dựa trên giá trị thô của lượng hàng hóa được sản xuất bởi các hãng công nghiệp (industrial firm) như nhà máy, hầm mỏ và công ty điện lực tại Mỹ. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp làm báo, tạp chí định kỳ, xuất bàn sách (theo truyền thống được gọi là sản xuất). Các số liệu sản xuất công nghiệp thường phản ánh những thay đổi giống nhau trong hoạt động kinh tế tổng thể: số liệu sản xuất công nghiệp cao là tín hiệu lạc quan cho đồng đô la và ngược lại. Hội đồng dự trữ liên bang (Federal Reserve Board) công bố số liệu sản xuất công nghiệp vài khoảng ngày 16 hàng tháng lúc 9h15 sáng (theo Eastern Standard Time). Các số liệu này là của những tháng trước đó.

Các chỉ số khác

Ngoài ra, có một loạt các chỉ số khác cũng có ảnh hưởng đến chiều hướng giá của đồng đô la bao gồm báo cáo về lạm phát, doanh số bán nhà, hoạt động mua trái phiếu kho bạc Mỹ của nước ngoài v.v… 

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh của đồng đô la thông qua những chính sách nhất quán ổn định, triển vọng địa chính trị ổn định và cắt giảm thuế cho người tiêu dùng. Và với các nhà đầu tư thì đây đều không những là các diễn biến tích cực đối với đồng đô la Mỹ mà còn là dấu hiệu của sự ổn định và thịnh vượng của một nền kinh tế. Trái lại, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh, gia tăng tiêu dùng của chính phủ và Tổng thống không được lòng dân đều là tin xấu đối với một đất nước cũng như cho đồng đô la. 
Sự phát triển của những quốc gia khác cũng quan trọng không kém, bởi các yếu tố như sự tăng trưởng của đồng euro  hoặc việc giảm dự trữ nước ngoài (số đô la nước ngoài nắm giữ) có hại cho đồng đô la còn sự bất ổn tại các quốc gia nước ngoài thì tốt cho đồng đô la. Với rất nhiều yếu tố đa dạng như vậy, nhà đầu tư có rất nhiều số liệu để xem xét và ra quyết định khi đầu tư ngoại hối.