Tuy nhiên, câu chuyện phất lên nhanh chóng hoàn toàn không phản ánh hết thực tế diễn ra. Đa số các doanh nghiệp thành công đều phải trải qua những giai đoạn khó khăn, đôi khi là thua lỗ hàng năm trời, trước khi có được sự tăng trưởng về vị thế và doanh thu. Nếu bạn nhìn vào những công ty lớn nhất, nổi tiếng nhất hiện nay, bạn sẽ nhận ra rằng nếu những người sáng lập họ thất vọng trước những gì công ty mình đạt được và chấp nhận thất bại, họ sẽ không bao giờ đạt được thành công và tầm ảnh hưởng như ngày nay.
Dưới đây là 5 công ty ví dụ điển hình cho bài học về sự nỗ lực dẫn đến thành công:
1. Apple
Câu chuyện về sự phát triển của Apple đã quá quen thuộc với mọi người, song nó vẫn xứng đáng được nhắc đến trong danh sách này vì tầm ảnh hường lớn lao của mình. Sau khi cho ra đời một số sản phẩm độc đáo và đột phá, Apple đã trải qua một thời kì khủng hoảng trong vòng 12 năm. Sau khi bộ óc phát minh vĩ đại của công ty - Steve Jobs ra đi năm 1985, danh tiếng và sức sáng tạo của Apple tụt dốc nhanh chóng. Đến khi Jobs quay trở lại vào năm 1997, công ty đang ở trong tình trạng thua lỗ trầm trọng và nguy cơ phá sản tăng dần đều mỗi năm.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện chiến dịch quảng bá lại thương hiệu một cách thành công mỹ mãn, giới thiệu iMac ra thị trường và cơ cấu lại vững chắc kì vọng của khách hàng, Apple nay đã lã một trong những thương hiệu lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Và nên nhớ rằng, thành công này chỉ đến sau 12 năm đầy rẫy những thất bại và khó khăn.
2. FedEx
Đa số chúng ta đều biết rằng FedEx không tự nhiên trở thành một công ty logistics khổng lồ từ khi có mặt trên thị trường vào năm 1971. Nhưng chúng ta lại chẳng quan tâm đến câu chuyện “sống còn” của đế chế 30 tỉ đôla Mĩ này. Chỉ sau một vài năm hoạt động ổn định, công ty đã phải đối mặt với việc giá xăng tăng và cơn ác mộng logistics, dẫn đến việc thiệt hại hàng triệu dollar mỗi tháng.
Thậm chí đã có thời điểm vốn của công ty đạt mức thấp kỉ lục chỉ còn 5.000 đô la Mĩ. Tuy nhiên, nhờ chiến lược đúng đắn, FedEx đã vượt qua được thời kì khủng hoảng và trở thành công ty đạt lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.
3. Airbnb
Airbnb - một công ty có giá trị hàng tỉ đô khác được coi là ngôi sao băng trong giới startup. Tuy nhiên, đây không hẳn là điều đã xảy ra. Khi Airbnb được thành lập năm 2008, công ty đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư. Các nhà đầu tư lớn ở Thung Lũng Silicon đều không bị thuyết phục bởi ý tưởng của công ty, và tất cả đội ngũ nhân viên đã phải tìm kiếm nguồn tài chính bằng cách khác, ví dụ như làm hộp ngũ cốc thủ công để có thể giúp công ty hoạt động.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Airbnb đã tìm được nguồn đầu tư mình cần và gây dựng nên đế chế như bạn biết bây giờ.
Đọc thêm: (Infographic) Airbnb Ra Đời Như Thế Nào?
4. Evernote
Mặc dù phải đối mặt với một vài khó khăn gần đây, Evernote vẫn là một ứng dụng đạt được thành công đồ sộ, và là một công ty đi đầu trong việc phát triển phần mềm tổ chức và ghi chú (note-taking). Năm 2008, khi Evernote vẫn còn non trẻ, Founder Phil Libin đã đưa ra quyết định đóng cửa công ty, một lần và mãi mãi, vì nhận ra nó sẽ không bao giờ cất cánh.
Sau đó, may mắn thay, một nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp 500.000 đôla Mĩ nhằm giúp công ty có động lực phát triển hơn. Chính cú hích này đã giúp Evernote có được nền tảng mình cần để vươn tới những thành công to lớn ngày hôm nay.
5. Reddit
Reddit hiện tại là một trong những nền tảng trực tuyến phổ biến nhất thế giới với hơn 169 triệu lượt truy cập mỗi tháng, nhưng công ty này không bắt đầu với những con số ấn tượng như thế và đã có nhiều lúc gặp thất bại. Khi trang web này được giới thiệu vào năm 2005, nó không thu hút được bất kì lượt truy cập nào, giống như rất nhiều web lúc bấy giờ. Sau khi chờ đợi và nhận ra rằng người dùng sẽ không tự kéo đến với mình, các nhà sáng lập Reddit bắt đầu tạo nên các tài khoản giả mạo và tạo các cuộc tranh luận giả cho đến khi người dùng chú ý và truy cập trang web. Đơn giản bạn có thể hiểu là họ đã sống “giả mạo” trên đường đi đến thành công vì nhận ra rằng thành công sẽ không tự đến với mình (hay đến một cách dễ dàng).
Vậy bài học của câu chuyện này là gì? “Không bao giờ bỏ cuộc” dường như nghe hơi sáo rỗng và không phải lúc nào cũng đúng, vì thực sự có những lúc bỏ cuộc lại là lựa chọn tốt nhất. Bài học ở đây chính là bạn không nên coi những dấu hiệu thất bại ban đầu là vĩnh viễn và không thể thay đổi. Có thể bạn không thu hút được nhiều người dùng hay doanh thu không tăng trưởng nhanh như mong đợi, nhưng nếu bạn có một sản phẩm tốt và một đội ngũ nhân viên quyết tâm, bạn vẫn luôn có cơ hội để thành công.
Nếu bạn nghiên cứu kĩ những câu chuyện trên, bạn sẽ thấy rằng điểm chung không chỉ đơn giản là “cố hết mình cho đến khi bạn thành công”. Tất cả họ đều nhận ra công tyy mình đang gặp vấn để và quyết định thay đổi thay vì để ý tưởng của mình chết yểu. Vậy nên, hãy tin vào chính mình và cho những ý tưởng của bạn một cơ hội để thay đổi và phát triển.