Thế hệ đầu tiên của đầu tư tương hỗ xuất hiện và gây ấn tượng với giới đầu tư từ đầu những năm 70. Những quỹ mở này được các nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư tổ chức sử dụng rộng rãi để cho tạo nguồn tiền cho quỹ hưu trí, đem lại thu nhập hiện tại và đa dạng hóa những danh mục đầu tư nhỏ. Nhưng đến những năm 90, chúng ta lại chứng kiến sự ra đời của các loại hình quỹ mới hiệu quả hơn, thanh khoản tốt hơn so với các quỹ mở truyền thống. Bài viết này sẽ lý giải tại sao quỹ mở truyền thống lại đánh mất “ngôi vị” của mình.
Các Bất Lợi Về Giá
Mặc dù thế hệ đầu tư tương hỗ đầu tiên đã giúp hàng triệu người Mỹ đạt được mục tiêu tài chính của họ, nhưng chúng cũng có một vài hạn chế đáng kể, như chi phí cao và độ thanh khoản yếu. Rất nhiều đầu tư tương hỗ loại A-share có phí bán hàng (sales charge) ban đầu cao khoảng 5.75% và thu phí 12b-1 thường niên khoảng 1%. Quỹ loại B-share có biểu phí bán hàng hậu kỷ (back-end) giảm dần theo thời gian bạn nắm giữ cổ phiếu của mình và loại C-share thông thường không thu phí bán hàng ban đầu nhưng sẽ tính phí hậu kỷ nếu cổ phiếu được bán trong khung thời gian ngắn. Hai loại cổ phiếu sau thường có chi phí thường niên cao hơn loại A-share. Rõ ràng, điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận trên vốn của nhà đầu tư, cả về ngắn hạn và dài hạn.
Ví dụ
John đầu tư 100.000 USD vào cổ phiếu loại A của một quỹ tăng trưởng. Anh ta trả phí bán ban đầu khoảng 4.75% khiến giá trị đầu tư ban đầu giảm xuống còn 95.250 USD. Phí 12b-1 cũng làm giảm lợi suất trung bình hàng năm từ 8% xuống 7.25%. Nếu John cứ để tiền của mình trong quỹ trong vòng 20 năm, phí ban đầu này và mức lợi suất hàng năm thấp này sẽ làm giảm tổng số tiền tiết kiệm của anh khoảng 80,000 USD.
Các Bất Lợi Về Thanh Khoản
Ngoài ra, chủ sở hữu các đầu tư tương hỗ mở cũng sẽ phải đợi cho đến ngày thanh toán (settlement date) để lấy được tiền ra khỏi quỹ. Một nhà đầu tư mà bán chứng chỉ quỹ vào thứ Hai thì sớm nhất phải đợi đến thứ Năm của tuần đó mới nhận được tiền. Đối với những nhà đầu tư có nhu cầu gấp để nhận tiền thì điều này thực sự gây cản trở.
Giá giao sau
Giá trong đầu tư tương hỗ thường chậm hơn thị trường theo ngày. Bởi vì các nhà quản lý danh mục mua bán cổ phiếu trong danh mục theo ngày nên các quỹ mở không thể niêm yết giá theo ngày được. Thay vào đó, họ phải sử dụng giá giao sau, dựa trên giá đóng cửa hàng ngày của tất cả các loại chứng khoán trong danh mục.
Các bất lợi về hiệu quả hoạt động
Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của các quỹ mở. Mặc dụ nhiều quỹ đạt được con số lợi nhuận ấn tượng trong khoảng thời gian 5 năm và 10 năm, nhưng lợi suất trung bình hàng năm của gần như tất các các quỹ cổ phiếu đều thấp hơn lợi suất của thị trường trong những khoảng thời gian dài hơn. Đến năm 2010, chỉ có một quỹ đầu tư tương hỗ ra đời từ năm 1970 đánh bại được lợi suất trung bình hàng năm trong 10 năm của chỉ số S&P 500. Các quỹ còn lại đều kém hơn thị trường xét về tổng thể, điều này dẫn đến sự phổ biến của các quỹ chỉ số chỉ đơn giản đầu tư trực tiếp vào chỉ số S&P 500 hay các loại chỉ số khác.
Các lựa chọn thay thế cho Quỹ Mở
Trong vòng 20 năm qua, hàng loạt loại hình quỹ mới xuất hiện. Mặc dù có một vài quỹ phổ biến hơn các quỹ khác nhưng chúng đều đem lại sự đa dạng hóa và những phương thức quản lý chuyên nghiệp, điều mà các quỹ mở truyền thống thiếu. Danh sách này bao gồm:
- Quỹ Đầu tư ủy thác theo đơn vị (Unit investment trusts)
Điểm giống nhau của công cụ này với đầu tư tương hỗ là mỗi đơn vị của quỹ thể hiện một phần của mỗi chứng khoán trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, chúng bị đánh thuế ít hơn so với các quỹ được quản lý chủ mặc dù chúng có thể phải ghi nhận những khoản lãi/lỗ lớn khi quỹ đáo hạn.
- Tài sản phụ trả lãi bất định (Variable annuity subaccounts)
Về bản chất, đây là bản sao của quỹ đầu tư lẻ bị đánh thuế (Taxable Retail), nhưng phải được ghi nhận và báo cáo như những chứng khoán riêng biệt vì mục đích quản lý. Các Variable Subaccount có gần hết những hạn chế của quỹ mở ngoại trừ việc chúng không phải báo cáo phân bổ lãi vốn.
Chứng chỉ quỹ có thể phát hành cho các nhà đầu tư của quỹ này là rất hạn chế. Ngay khi tất cả chứng chỉ quỹ được bán ra, các nhà đầu tư mới không thể tiếp cận được với quỹ nữa và các chứng chỉ quỹ này bắt đầu được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
- Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Funds)
Mặc dù mới xuất hiện, những quỹ ETF đã nhanh chóng trở nên phổ biến với các nhà đầu tư thực thụ vì rất nhiều lý do. Như tên gọi của chúng, loại quỹ này giao dịch như những loại cổ phiếu trên những sàn giao dịch lớn và có thể bán như một loại chứng khoán khi thị trường mở cửa. Ưu điểm của quỹ này là tính thanh khoản, sự đa dạng và phương thức quản lý có phần chuyên nghiệp cũng như các lợi ích về thuế. Chúng là một công cụ lý tưởng cho chiến lược tax-loss harvesting.
Lời Kết
Mặc dù thị trường của các đầu tư tương hỗ mở vẫn rất lớn, nhưng tính thanh khoản kém, những bất lợi về thuế và hiệu quả hoạt động kém so với những chỉ số cơ sở khác trong dài hạn đã dẫn tới sự ra đời của những lựa chọn tối ưu hơn. Các quỹ như ETF và UIT ngày càng phát triển và có lẽ cuối cùng sẽ “soán ngôi” những loại quỹ lâu đời hơn chúng.