3. Xây dựng mối quan hệ
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, hãy gửi một tấm thiệp hay một email cảm ơn. Hãy giữ cho các nhà đầu tư tiềm năng luôn quan tâm tới công ty bạn, cho dù đó là thông qua những cập nhập định kỳ hay các tấm thiệp bạn gửi đến sau khi gặp gỡ họ. Những nhà huy động vốn chuyên nghiệp như Panas cho rằng, những tiếp xúc kiểu này nên được thực hiện định kỳ hàng tháng. Những người khác thì khuyên rằng bạn nên chia sẻ các thông tin quan trọng đặc biệt.
Mặc dù vậy, đa phần nhà đầu tư sẽ không muốn nhận thông tin từ bạn cho đến khi bạn giải quyết xong các vấn đề họ đặt ra trong cuộc gặp đầu tiên. Rolnick cho biết: “Nếu tôi có các câu hỏi về một công ty, thời điểm thích hợp để tiếp xúc với tôi lần tiếp theo là khi các câu hỏi đó đã có được câu trả lời đầy đủ”. Hãy sử dụng quãng thời gian này để cho thấy bạn đã lắng nghe và ghi nhận rõ lời khuyên mà các nhà đầu tư tiềm năng đặt ra cho bạn. Zimmerman khuyên: “Hãy dừng cung cấp thông tin. Bạn có thể nhận được nhiều lời khuyên kinh doanh thích hợp trong quãng thời gian này, và đó là cách thức tuyệt vời cho các nhà đầu tư để họ tiếp bước cùng công ty bạn”.
Khi hoạt động kinh doanh của bạn có được một bước tiến mới về phía trước, thời điểm thích hợp cho việc đề xuất một cuộc gặp gỡ khác – nơi mà bạn đề xuất kêu gọi vốn góp – đã đến.
4. Gắn kết
Khi sẵn sàng đề cập tới chủ đề tiền bạc, bạn có thể thấy rằng không quá khó khăn để đưa ra một gợi ý. Corcoran tại SmartFlix chưa từng đề nghị bất cứ ai đầu tư vào công ty của mình, nhưng luôn có những người tự nguyện làm việc đó. Trong newsletter của SmartFlix vào mùa hè năm 2008, Corconran đề cập rằng dự đoán tăng trưởng cảu công ty là rất lạc quan, nhưng ông không chắc chắn cần tìm nguồn vốn ở đây. Trong vòng 2 ngày sau đó, ông đã có lời mời.
Thậm chí nếu không có ai “quăng” tiền cho bạn, bạn vẫn có thể biết rõ ai là nhà đầu tư tiềm năng tốt nhất của mình và liệu họ sẵn lòng đầu tư bao nhiêu vào công ty bạn. Bạn cũng nên xác định rõ mình cần bao nhiêu tiền và bạn sẵn lòng từ bỏ những gì để có được nó – có thể là một chiếc ghế trong hội đồng quản trị hay một vài vị trí cố vấn khác. Hãy đề nghị hơn một cuộc gặp với các nhà đầu tư của bạn và nói chuyện với họ về các mục tiêu của công ty bạn một cách chân thực nhất. Nếu họ không đồng ý với bạn về chiến lược, hãy thẳng thắn hỏi tại sao. Cuối cùng, nếu họ trả lời “Có”, hãy mời các luật sư và ngân hàng vào cuộc để thu xếp các thủ tục chính thức.
Trong trường hợp nhà đầu tư tiềm năng của bạn trả lời “Không”, đừng vội nản lòng hay nghĩ rằng nỗ lực của bạn đã bị lãng phí. Rolnick đã làm thất vọng rất nhiều chủ công ty nhưng ông vẫn giữ mối liêc lạc với họ bởi vì: “Nếu tôi nghĩ họ là những con người chất lượng với những ý tưởng chất lượng, tôi sẽ luôn muốn duy trì mối quan hệ”.
Nói cách khác, nếu lần đầu không thành công, đừng vội bỏ cuộc. Hãy tiếp tục đề nghị lại và đề nghị lại lần nữa!
Để nắm bắt được hai giai đoạn đầu tiên, hãy theo dõi phần đầu của bài viết tại: 4 Bước Huy Động Vốn Hiệu Quả Dựa Trên Những Mối Quan Hệ Với Nhà Đầu Tư (Phần I)
Nguồn :
Saga Tổng hợp & Biên dịch