Bước 1: Xem xét tổng thể
Một số nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm trong một ngành công nghiệp hay một lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên phương pháp này lại không được ưu chuộng hiện nay. Ví dụ, triển vọng về số lượng người lập gia đình tăng khiến một vài người thích đầu tư vào các cổ phiếu ngành xây dựng sau sự sụp đổ của bất động sản vào những năm đầu của thập niên 90. Nhiều nhà đầu tư khác tìm kiếm các ngành công nghiệp mạnh nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng dựa vào nền tảng phát triển lâu dài bền vững của chúng. Với sự già hoá của thế hệ baby boomer (những người sinh ra trong giai đoạn 1945-1964 ở Mĩ), dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã trở thành một chủ đề trong những năm 2000. Chọn một lĩnh vực để đầu tư là bước đi đầu tiên nhằm thu hẹp lại sự lựa chọn các cổ phiếu.
Bước 2: Thống kê về công ty
Khi chọn được một lĩnh vực, ngành nghề việc tiếp theo là sàng lọc ra một rổ cổ phiếu tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư có sự quan tâm với những công ty có quy mô nhất định. Vốn hóa thị trường là công cụ thông dụng đo quy mô của công ty và được tính bằng cách đem số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá hiện tại. Thường thì một công ty sẽ được phân loại là siêu nhỏ, nhỏ, trung bình hoặc lớn, dựa vào giá trị cổ phiếu hiện hành. Hầu hết các nhà đầu tư đã quen thuộc với các công ty có vốn hóa lớn như: General Electric (NYSE: GE), Proctor and Gamble (NYSE: PG) và Pfizer (NYSE: PFE). Tuy nhiên, một vài mối quan tâm lại đặt vào những mảng ít nổi bật hơn của thị trường, nơi mà chỉ có một số lượng ít các công ty nhỏ tham gia như công ty cho thuê e-ta-non hoặc mo-dun.
Sau khi thu hẹp danh sách các công ty tiềm năng sử dụng vốn hóa thị trường, nhà đầu tư có thể xem xét đặc điểm khác của công ty bao gồm triển vọng phát triển. Nếu một công ty hay ngành công nghiệp đang ở giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh hay chu kì vòng đời sản phẩm, nhà đầu tư thường kì vọng doanh thu và thu nhập tăng trưởng cao. Các công ty trưởng thành hơn được kì vọng có tỉ lệ tăng trưởng chậm nhưng lại tăng đều đặn. Tăng trưởng còn được thể hiện ở việc trả cổ tức. Các công ty non trẻ hay có tốc độ tăng trưởng cao thường tái đầu tư dòng tiền tự do vào hoạt động của công ty trong khi các công ty trưởng thành hơn có thể dùng tiền để trả cổ tức cao hơn bình thường.
Các yếu tố khác trong quá trình xét duyệt bao gồm tiềm lực tài chính của công ty, được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi nhuận. Chỉ tiêu thanh khoản thường nhìn vào tình hình tiền mặt và tài sản ngắn hạn của công ty so với nợ ngắn hạn và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của nó, đặc biệt là vốn lưu động. Tỉ lệ nợ thường cho biết khả năng trả nợ và quy mô nợ trên vốn cổ phần hoặc tổng tài sản. Cuối cùng, tỉ suất lợi nhuận đưa thông tin về thu nhập trên trên tổng tài sản, trên số tiền đầu tư hay trên vốn cổ phần.
Việc xét duyệt còn bao gồm các thông số định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định liệu cố phiếu đó có thực sự hấp dẫn so với thu nhập, tổng tài sản, giá trị sổ sách và các đặc điểm khác của công ty. Các chỉ số định giá thông thường bao gồm giá trên thu nhập (P/E), giá trên doanh thu (P/S), giá trên giá trị sổ sách (P/B) và thu nhập của công ty trước khi trả lãi, thuế và khấuhao (EV/EBITDA).
Bước 3: Xây dựng quy trình sàng lọc cổ phiếu
Có rất nhiều phần mềm chuyên nghiệp để sàng lọc và một vài công ty môi giới và trang web thường cung cấp nhiều thông tin như này. Để xây dựng một quy trình sàng lọc, theo những tiêu chí ở bên trên, nhà đầu tư đầu tiên cần xác định mục tiêu đầu tư, đặc biệt là thời gian đầu tư, tác động của thuế và mức độ chấp nhận rủi ro. Một khi mục tiêu được xác định, nhà đầu tư có thể chọn những thông số chỉ tiêu sử dụng trong quá trình sàng lọc.
Ví dụ 1:
Một nhà đầu tư 22 tuổi vừa tìm được công việc đầu tiên của mình sau khi tốt nghiệp và muốn dùng số tiền từ quà tốt nghiệp để mua một vài cổ phiếu. Anh ta có khoảng thời gian đầu tư dài và mong muốn giảm thuế tới mức tối thiểu cùng với mức độ chấp nhận rủi ro cao. Anh ta có hứng thú với các công ty ở giai đoạn đầu phát triển với triển vọng tăng trưởng cao trong thời gian dài nhưng lại có rủi ro cao hơn các công ty đã trưởng thành khác. Các chỉ tiêu sàng lọc của anh ta sẽ như sau:
- Các ngành ở giai đoạn đầu phát triển
- Doanh thu tăng trưởng cao
- Vốn hóa thị trường nhỏ (dưới 1 tỷ đô la)
- Các chỉ số: công ty ở giai đoạn đầu phát triển thường không có các tỉ lệ hấp dẫn bởi vì chúng khát vốn và chi tiêu nhiều hơn những gì họ có để khởi nghiệp
- Định giá: thông thường chỉ có thể dựa vào chỉ số P/S bởi vì thu nhập thường là số âm
Ví dụ 2:
Một người đàn ông vừa nghỉ hưu không có người thân nào khác ngoài vợ và không có khoản nợ dài hạn nào sẽ có mức chập nhận rủi ro thấp hơn, và cần đảm bảo khoản tiết kiệm của ông đủ cho quãng đời còn lại. Nhà đầu tư này quan tâm nhiều hơn đến các công ty đã trưởng thành với mức tăng trưởng tiềm năng thấp. Các tiêu chí sang lọc của ông sẽ tập trung vào các điều sau:
- Các ngành trưởng thành
- Các công ty tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng
- Vốn hóa thị trường lớn
- Chỉ số: thanh khoản cao và tỉ lệ nợ thấp, tỉ suất lợi nhuận cao
- Định giá: tất cả các chỉ số đều thích hợp, nhưng P/E, P/B hay EV/EBITDA thường được sử dụng; nhà đầu tư này nên tìm cổ phiếu có bội số thấp và tỉ lệ cổ tức cao.
Bước 4: Thu hẹp rổ cổ phiếu
Thậm chí sau khi sàng lọc vẫn còn nhiều công ty phù hợp với các tiêu chí của bạn. Thu hẹp danh sách trên yêu cầu phải xem xét thêm về một số công ty cụ thể, như mức độ thoải mái với lĩnh vực đó hay các mối quan tâm cá nhân và xã hội. Khi lĩnh vực đã được thu lại đủ hẹp, đó là lúc phân tích chuyên sâu về công ty sử dụng tất các thông tin đã công bố hiện có sẵn, bao gồm hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán và trang web của công ty cho nhà đầu tư.
Kết luận
Vì khối lượng thông tin và sự lựa chọn là rất nhiều và đa dạng khiến nhà đầu tư rất dễ bị choáng ngợp, việc hiểu rõ mục tiêu đầu tư và xây dựng quy trình sàng lọc dựa trên những mục tiêu đó sẽ giúp bạn chọn lựa được những cổ phiếu phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ đó là các bước sàng lọc trên, có thể thu hẹp các ứng viên đầu tư tiềm năng nhưng vẫn không thể thay thế được quá trình phân tích cơ bản chuyên sâu về các công ty đó.