Các nhà lãnh đạo hàng đầu có xu hướng tập trung vào cập nhật tình hình hơn là lập kế hoạch dự phòng. Họ dành nhiều thời gian cho việc thực thi nội bộ và những rủi ro mang tính cạnh tranh hơn là cho những rủi ro bên ngoài - những thứ có thể thay đổi cuộc chơi. Điều này nghĩa là nhiều rủi ro trong thị trường mới nổi đang bị loại bỏ khỏi chương trình nghị sự của lãnh đạo cấp cao.
Sau khi quan sát Frontier Strategy Group vào năm 2017, chúng tôi nhận thấy, các nhà lãnh đạo và ban điều hành chú ý nhiều nhất vào những rủi ro chi phối các tiêu đề toàn cầu như: Brexit, chính sách thương mại của chính quyền Trump, an ninh mạng, và gần đây là Bắc Triều Tiên. Họ không suy nghĩ nhiều về các sự kiện địa phương có liên quan đến các hoạt động thị trường mới nổi của họ.
Mỗi năm, FSG đánh giá hơn 100 tình huống có thể phá vỡ những dự báo kinh tế cho 73 quốc gia. Ba rủi ro được xác định trong thị trường mới nổi mà các nhà lãnh đạo đa quốc gia hàng đầu nên chú ý nhiều hơn trong năm nay:
- Cuộc bầu cử dân túy ở Brazil và Mexico gia tăng chi phí kinh doanh
- Xung đột ở Trung Đông hay ở châu Phi kéo dài cuộc khủng hoảng dân di cư ở châu Âu
- Cuộc đối đầu về biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng làm gián đoạn các tuyến đường thương mại.
Nếu những sự kiện này xảy ra, chúng sẽ phá vỡ các chiến lược thị trường, chuỗi cung ứng và các giả định tỷ giá hối đoái của các công ty đa quốc gia.
Châu Mỹ Latinh: Sự chống đối tiềm ẩn theo chủ nghĩa dân túy ở Mexico và Brazil
Các công ty con ở Mỹ Latinh đang được điều hành với mục tiêu bán hàng và lợi nhuận tích cực hơn trong năm 2019, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế 2,7% cho khu vực, tuy nhiên, có nhiều rủi ro kinh doanh hơn kỳ vọng. Riêng Mexico và Brazil chiếm hơn 60% GDP của Mỹ Latinh và đa số doanh thu khu vực đối với các công ty đa quốc gia. Trong điều kiện cả hai quốc gia này đều có cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2019 thì những người tiên phong ủng hộ nền tảng chủ nghĩa dân tộc - dân túy có thể sẽ gây tổn hại đến niềm tin của nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường tài chính.
Khi nói đến Brazil, đây là nền kinh tế đang đi lên. Trong cuộc khảo sát vào tháng 10 về 30 nhà quản lý quốc gia Braxin, có 20 sự tăng trưởng về doanh thu được báo cáo, bất chấp nền chính trị rối loạn, bê bối của đất nước. Thật không may, triển vọng kinh doanh này có thể thay đổi nếu cựu chủ tịch Luiz Inácio Lula da Silva trở lại giữ chức và giữ cam kết hủy bỏ cải cách lương hưu và hạn chế ngân sách. Da Silva có thể không đủ tư cách vì bị kết tội tham nhũng, nhưng ông vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, và ứng cử viên phái hữu cực đoan Jair Bolsonaro hiện đang đứng thứ hai. Sự thành công của một trong hai ứng cử viên có thể gây ra sự không chắc chắn hoàn toàn cho các doanh nghiệp Brazil dẫn đến sự ngưng trệ các kế hoạch đầu tư.
Ở cả Mexico và Brazil, các doanh nghiệp bán dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe, xây dựng đến cả công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp và khu vực công - đặc biệt dễ bị tổn thương, vì kết quả bầu cử dân túy có thể sẽ tạo ra sự ngưng trệ trong việc mua sắm. Các doanh nghiệp nên được chuẩn bị để phân bổ lại một cách rõ ràng các mục tiêu bán hàng trên các phân khúc khách hàng khi các kế hoạch của chính quyền mới trở nên rõ ràng.
Trung Đông và châu Phi: Cuộc khủng hoảng di cư Redux có thể khơi mào chủ nghĩa dân túy châu Âu
Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu minh họa cách các sự kiện ở các nước đang phát triển tạo ra những hiệu ứng lan tỏa mà cuối cùng ảnh hưởng đến kinh doanh toàn cầu. Hàng triệu người ở Trung Đông và Trung Phi bỏ chạy khỏi xung đột, hạn hán, và trì trệ kinh tế, và sự xuất hiện của họ ở châu Âu đã làm thay đổi nền chính trị phương Tây. Phong trào chính trị chống nhập cư nở rộ, giúp đẩy Anh ra khỏi Liên minh châu Âu và đem lại quyền lực khắp Trung Âu cho những người theo chủ nghĩa dân túy bên cánh hữu.
Dòng chảy của dân tị nạn đã chậm lại, nhưng điều này phần lớn là do một cam kết của Liên minh châu Âu, cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỷ euro viện trợ để ngăn chặn 3,6 triệu người tị nạn Syria và người xin tị nạn hướng tới Hy Lạp và phía trên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong năm qua, do sự xích mích giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách củng cố quyền lực và chính phủ châu Âu đang cố gắng hỗ trợ nhân quyền và các định mức dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ, nếu EU đã chọn đình chỉ các khoản thanh toán hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể và cá nhân Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trả đũa bằng cách hủy bỏ thỏa thuận nhập cư.
Điều này xảy đến vào thời điểm nhạy cảm đối với nền kinh tế châu Âu, khiến các nhà lãnh đạo khó khăn hơn trong việc tập hợp các nền chính trị quay trở lại các cải cách phức tạp của EU nhằm đưa tài chính châu Âu lên nền tảng vững chắc trong dài hạn. Ý có thể trở thành tâm điểm của sự biến động nếu có một sự gia tăng đột biến những người tị nạn Ả Rập hoặc châu Phi và chứng kiến một liên minh của các nhà dân túy và các đảng cánh hữu ra đời sau cuộc bầu cử tháng Ba sắp tới. Một chính phủ Ý chống nhập cư, hoài nghi và phản đối Châu Âu có thể làm các nhà đầu tư hoảng sợ, kéo cổ phiếu của các ngân hàng nợ xấu Ý đi xuống và làm suy yếu nợ chính phủ của quốc gia..
Bất kỳ kết quả chính trị nào cũng sẽ làm giảm giá trị đồng euro dưới các giả định ngân sách doanh nghiệp năm 2019 và giảm sự tăng trưởng kinh tế của châu Âu, thứ mà đã thúc đẩy doanh thu của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia nên kiểm tra áp lực với các mục tiêu doanh số năm 2019 và có phòng ngừa rủi ro tiền tệ để chống lại kịch bản này.
Châu Á - Thái Bình Dương: Những điểm nóng ở Biển Trung Quốc có thể cản trở chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong khi Bắc Hàn đứng đầu danh sách quốc gia châu Á rủi ro nhất của các nhà quan sát nước ngoài, thì Trung Quốc đã đặt nền móng cho cuộc đối đầu siêu cường ở Biển Đông. Năm 2017, Trung Quốc đã xây dựng 290.000 mét vuông các cơ sở kép dân-quân sự trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Quần đảo đồng thời cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.Vấn đề tưởng chừng là một tranh chấp khu vực về đánh bắt cá và các mỏ dầu thực ra có dụng ý sâu xa hơn nhiều.
Mỗi năm, 5 nghìn tỷ đô la trong thương mại - tương đương gần một phần ba thương mại toàn cầu - đi qua Biển Đông. Sự xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc ngày nay đem lại quyền lực liên quan đến các dự án trên các tuyến đường biển này, thách thức sự tự do hàng hải được Hải quân Hoa Kỳ bảo đảm cho một thế kỷ tốt đẹp hơn.. Trung Quốc không thể kiểm soát đơn phương các tuyến thương mại quan trọng này ngày nay, nhưng lực lượng quân sự được mở rộng đã làm tăng nguy cơ của một cuộc đụng độ ngoài ý muốn,gây ra gián đoạn thương mại nghiêm trọng.
Tai nạn giống như một vụ va chạm, cho dù giữa các tàu đánh cá hay những máy bay chiến đấu, đều có thể gây ra một cuộc đụng độ trong cuộc đối đầu dân tộc. Quân đội Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với áp lực vừa phải hỗ trợ các đồng minh Đông Nam Á vừa phải giữ nguyên nguyên tắc điều hướng thương mại tự do. Nếu không có một quy tắc ứng xử hoặc một cơ chế được thiết lập để giảm sự leo thang tại chỗ thì sự đe dọa ở Biển Đông, hoặc giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên các đảo Senkaku / Diaoyu ở Biển Đông có thể trở thành xung đột toàn diện. Triều tiên- và những căng thẳng liên quan đến thương mại thậm chí có thể gây ra một cuộc đụng độ ngoài ý muốn dễ xảy ra hơn.
Vậy cái gì sẽ là những ảnh hưởng thực tế đến doanh nghiệp? Sự bế tắc quy mô lớn giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ sẽ ngay lập tức phá vỡ các chuỗi cung ứng quốc tế. Đó là bước trước tiên sản xuất hiện đại phụ thuộc, gây ra tình trạng thiếu hụt cho nhiều doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh tại các thị trường châu Á cũng sẽ phải đối mặt với một cú sốc tương đương thậm chí nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, sự biến động không thể tránh khỏi kéo dài trong các loại tiền tệ và thị trường tài chính. Về lâu dài, các nỗ lực hội nhập khu vực do Trung Quốc dẫn đầu như thỏa thuận thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và sáng kiến cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” có thể ngăn cản sự giảm đầu tư và gia tăng năng suất.
Để giảm thiểu rủi ro này, các doanh nghiệp nên đánh giá khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, hàng tồn kho và chuối phân phối của họ ở châu Á trước sự gián đoạn đột ngột và kéo dài. Các nhà lãnh đạo cũng nên giảm rủi ro bên thứ ba bằng cách ấn định các chuỗi giá trị cho sự phụ thuộc quá mức vào các đối tác đặc biệt dễ bị ảnh hưởng ở các quốc gia giáp Biển Đông.
Thị trường mới nổi yêu cầu một đạo luật cân bằng rủi ro-lợi nhuận
Chúng tôi hy vọng sự đầu tư lớn hơn từ các công ty đa quốc gia ở các nền kinh tế mới nổi khi người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ đẩy nhanh chi tiêu và các thị trường mới nổi phát triển lên mức tăng trưởng 4,9% trong GDP thực tế. Những dự báo tích cực này không nên được coi là khuyến khích sự tự mãn về rủi ro. Các sự kiện như ba vấn đề chúng tôi nêu bật ở trên thường gây ra những cú sốc toàn cầu cho tiền tệ, hệ thống tài chính và hàng hóa, gây gián đoạn nghiêm trọng đến các kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng một số công ty đa quốc gia tiến hành các đánh giá có cấu trúc về điều kiện kinh tế địa phương giữa các chu kỳ lên kế hoạch thường niên. Để đảm bảo rằng kết quả 2019 vượt trên mong đợi bất kể những bất ngờ mang tính khu vực, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên làm việc với các nhóm khu vực để theo dõi và đánh giá những rủi ro này và đưa ra kế hoạch dự phòng tại chỗ.