3 Điểm Khác Biệt Giữa Người Tham Công Tiếc Việc Và Người Làm Việc Hiệu Suất Cao

Cẩm Tú
23/12/2017 - 13:00 5715     0

Jullien Gordon, một nhà cố vấn doanh nghiệp nổi tiếng  người Mỹ, thừa nhận: "Tôi đang dần thoát khỏi tình trạng nghiện công việc”. Trong một bài đăng trên LinkedIn năm 2014, ông cho rằng nghiện công việc và có hiệu suất làm việc cao bề ngoài trông giống nhau - nhưng thực tế chúng khác nhau hoàn toàn.

Gordon đã dành nhiều năm nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm với chính bản thân mình để thực sự hiểu sự khác biệt giữa cuồng công việc và làm việc có hiệu quả. Ông thấy rằng mặc dù chúng trông giống như là làm việc chăm chỉ, nhưng "sự khác biệt là bản thân bên trong mỗi cá nhân cảm thấy như thế nào khi họ làm việc”, ông nói.

Ông cũng nói thêm rằng: Một người có năng suất cao luôn cảm thấy vui vẻ, có cảm hứng và duy trì năng lượng làm việc bền vững. Trong khi đó, một người tham công tiếc việc sẽ làm việc một cách không lành mạnh, không bền bỉ, không hứng thú và sẽ nhanh chóng cảm thấy kiệt sức.

Dưới đây là ba khác biệt tinh tế giữa những người nghiện công việc và những người làm việc hiệu quả.

1. Những người làm việc hiệu suất cao biết rõ giá trị của bản thân mình, nhưng những người nghiện làm việc thì để người khác đánh giá giá trị của họ

Gordon viết: "Một người làm việc hiệu suất cao biết được giá trị của bản thân và vì vậy làm việc với một tâm thế thoải mái. Họ thường xuyên tự đánh giá về cách làm việc của mình và vì thế họ có thể liên tục tiến bộ. Và, ông nói, "họ tự tạo ra các vòng lặp phản hồi chứ không chờ đợi phản hồi từ người khác".

Một người nghiện công việc, mặt khác, dựa vào xác nhận từ mọi người xung quanh: sếp, đồng nghiệp, và khách hàng của họ. Họ chờ đợi các đánh giá từ bên ngoài, chẳng hạn như các bài đánh giá giữa năm hoặc hàng năm, để biết hiệu quả làm việc của mình đến đâu. Điều này khiến họ làm việc với tâm trạng lo lắng, sợ hãi liên tục.

2. Những người có năng suất làm việc cao dành 100% sức lực vào đúng thời điểm, còn những người nghiện công việc dành trọn 110% thời gian của họ mọi lúc

Gordon nói rằng một người biểu diễn giỏi biết khi nào họ được mong đợi hoặc bắt buộc phải dồn toàn bộ sức lực cho công việc - và họ tiết kiệm năng lượng cho những dịp đó.

"Họ không đầu tư vào ảo tưởng 110% này," ông viết trong một bài đăng LinkedIn. "Họ biết rằng 110% là không bền vững, thay vào đó họ tập trung vào việc nâng cao năng lực để 100% của họ tốt hơn so với 110% của đối thủ cạnh tranh".

Một người tham công tiếc việc luôn cố gắng hết sức bất kể thời điểm nào: "Họ gặp khó khăn trong việc ưu tiên những gì quan trọng, do đó, mọi thứ đều quan trọng trong tâm trí họ".

Ông cũng nói trên báo Business Insider: "Người lao động chăm chỉ nhất không phải lúc nào cũng thắng, nhưng người chiến thắng chắc chắn sẽ làm việc chăm chỉ hơn".

3. Những người có hiệu suất cao làm việc thực sự, còn những người nghiện việc thì chỉ là bận rộn thôi

Mục tiêu chính của người có hiệu suất cao chính là làm việc thực sự và ra kêt quả. “Họ chỉ quan tâm đến kết quả mà thôi”, Gordon viết.

Ông tiếp tục: Vào thời điểm họ không tìm được cách tạo ra giá trị , họ sẽ thay đổi chiển lược để khiến cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Họ biết rằng công việc cũng giống như nền kinh tế, nó có lúc lên lúc xuống, do đó họ sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trong thời kỳ suy thoái để có thể lợi dụng và phất lên khi đến giai đoạn phục hồi.

Mục tiêu số 1 của một người nghiện làm việc là luôn luôn bận rộn - vì họ tin rằng họ càng tỏ ra bận rộn thì họ càng trở nên quan trọng. "Người nghiện công việc làm việc liên tục vì họ cảm thấy không an toàn khi không làm gì cả", ông nói trên LinkedIn. "Sự bất an này đến từ việc không hiểu giá trị thực sự của bản thân".

Đọc thêm: Làm việc ít đi, bạn vẫn có thể thành công hơn

                 12 triệu chứng của người nghiện công việc

Nguồn : Theo SAGA.VN
Cẩm Tú

Saga App

Saga App