20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi (Bài 18)

Lâm Nguyễn
08/03/2016 - 09:49 17541     0

Từ trước đến nay, có lẽ không ít trong số chúng ta vẫn đánh đồng cụm từ "đầu tư" là mua chứng khoán. Nhận biết được thực tế này, SAGA đã chắt lọc và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau để giờ đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 20 Công Cụ Đầu Tư - chuỗi bài giới thiệu, khái quát cách thức giao dịch, nêu lên ưu - nhược điểm và mục đích sử dụng của 20 công cụ khác nhau mà một nhà đầu tư (có thể chính là bạn trong tương lai) có thể sử dụng. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những kiến thức hết sức căn bản về mỗi công cụ đầu tư, chúng tôi chỉ đưa thông tin kèm các chú giải sơ bộ để người đọc dễ hình dung, để tìm hiểu rõ hơn về từng công cụ, xin mời độc giả tìm đọc các bài viết khác trên SAGA.

Trái phiếu không nhận lãi là gì?

Một trái phiếu không nhận lãi (zero-coupon hoặc "stripped bond"), về cơ bản là một trái phiếu không trả lãi định kỳ. Quá trình "chia tách(stripping) thường do một công ty môi giới hoặc ngân hàng thực hiện. Ngân hàng hoặc công ty môi giới chia tách trái phiếu rồi đăng ký và giao dịch những trái phiếu không lãi suất như những chứng khoán riêng biệt.

Sau khi các trái phiếu bị chia tách, sẽ có hai phần: phần nợ gốc và phần lãi. Các khoản thanh toán lãi suất được gọi là "coupon", khoản thanh toán cuối cùng tại thời điểm đáo hạn được gọi là "phần còn lại" (residual) vì đó là những gì còn lại sau khi các trái phiếu bị tách ra. Cả phần lãi và phần còn lại được bán trên thị trường và được gọi là trái phiếu không nhận lãi (zero-coupon hoặc "zeros").

Bạn có thể coi một trái phiếu không nhận lãi giống như một tín phiếu kho bạc (Treasury bill). Về cơ bản, bạn phải trả một số tiền nhất định ngay bây giờ để đổi lấy giá trị mệnh giá trái phiếu tại một ngày trong tương lai, thường là 1.000 USD. Ví dụ, bạn có thể trả 800 USD cho một trái phiếu không nhận lãi ngày hôm nay và trong 5 năm nữa, bạn sẽ nhận được số tiền mệnh giá 1.000 USD. Thời gian đáo hạn càng lâu, bạn càng mua được trái phiếu rẻ hơn. Khả năng có thể dự đoán này cũng làm cho trái phiếu không nhận lãi trở nên phổ biến  khi bạn mua trái phiếu, về bản chất thì lợi tức đã cố định.

Mục tiêu và rủi ro

Mục tiêu cơ bản của trái phiếu không nhận lãi là "mua rẻ, bán đắt". Bạn mua trái phiếu với một số tiền, và khi đáo hạn bạn sẽ nhận được một khoản tiền lớn hơn. Khi lãi suất thị trường thấp, giá của trái phiếu sẽ cao hơn. Thời điểm tốt nhất để mua trái phiếu là khi lãi suất cao vì giá trái phiếu sẽ rẻ hơn.

Một trong những vấn đề chính của trái phiếu không nhận lãi là số tiền tích lũy hàng năm thực tế được coi là thu nhập. Do đó, dù cho bạn không hề nhận được lãi mãi đến khi trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán, bạn vẫn phải trả thuế thu nhập. Nói cách khác, lãi kiếm được không được coi là lãi vốn, mà được coi là lãi suất.

Cách mua bán trái phiếu không nhận lãi

Trái phiếu không nhận lãi có thể được mua thông qua dịch vụ môi giới trọn gói hoặc một phần, ngân hàng thương mại, và một số trung gian tài chính khác.

Ưu điểm

• Có thể được mua với giá chiết khấu lớn.

• Về bản chất, khi mua một trái phiếu không nhận lãilợi tức của bạn đã cố định.

Hạn chế

• Nếu công ty phát hành trái phiếu bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, bạn sẽ mất trắng. Trong khi đó, với một trái phiếu phiếu trả lãi định kỳ, ít nhất bạn có thể nhận được một khoản tiền lãi.

• Lãi kiếm được trên trái phiếu không nhận lãi bị đánh thuế như với thu nhập (ở mức cao hơn) chứ không như với lãi vốn.

Ba mục đích chính

• Tăng trị giá vốn

• Khoản tiết kiệm được hoãn thuế

• Dễ dự đoán

 

Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:

Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ

Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)

Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng

Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm

Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi

Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông

Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai

Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ

Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp

Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị

Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ

Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi

Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản

Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)

Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc

Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)

Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi

Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn

Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Bài 21: Lời kết

Nguồn : Theo Saga.vn
Lâm Nguyễn

Saga App

Saga App