Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Tương tự như một khoản thế chấp với ngân hàng, trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ phát hành bởi bên vay cho người cho vay. Khi mua một trái phiếu doanh nghiệp, bạn đang cho doanh nghiệp đó vay trong một khoảng thời gian xác định trước (được gọi là kỳ đáo hạn - maturity). Trong hầu hết các trường hợp, giá trị danh nghĩa (par value) của trái phiếu là 1.000 $. Đây là mệnh giá của trái phiếu và chính là số tiền doanh nghiệp phải trả bạn khi trái phiếu đáo hạn.
Nhưng tất nhiên, không ai cho vay tiền mà không lấy lãi cả. Người vay phải trả một khoản tiền, được gọi là "phiếu lãi" (coupon), với lãi suất được xác định trước để đổi lấy việc sử dụng tiền của người cho vay. Các khoản thanh toán lãi suất này thường được thực hiện mỗi sáu tháng cho đến khi đáo hạn.
Có ba yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc trước khi mua một trái phiếu. Đầu tiên là người phát hành trái phiếu. Thứ hai là tiền lãi (hoặc phiếu lãi) bạn sẽ nhận được. Thứ ba là ngày đáo hạn, ngày mà người vay phải trả lại vốn cho bên cho vay.
Mục đích và rủi ro
Trái phiếu doanh nghiệp cho lợi suất cao hơn một chút so với trái phiếu chính phủ bởi vì chúng có rủi ro vỡ nợ cao hơn. Trái phiếu doanh nghiệp không phù hợp lắm để tăng tài sản, nhưng chúng cho một dòng thu nhập tuyệt vời, đặc biệt đối với những người đã nghỉ hưu. Trái phiếu doanh nghiệp cũng rất phù hợp để đóng góp vào các tài khoản tiết kiệm hoàn thuế, chúng giúp người nắm giữ tránh thuế đánh vào các khoản trả lãi bán niên (semiannual interest payments).
Các rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào công ty phát hành ra chúng. Mua trái phiếu của các công ty đang đứng vững trên thị trường và có lợi nhuận sẽ ít rủi ro hơn so với việc mua trái phiếu từ các công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Trái phiếu từ các công ty đang gặp khủng hoảng được gọi là trái phiếu đầu cơ hoặc trái phiếu có lãi suất cao (trái phiếu rác – junk bond) và chúng rất nguy hiểm vì khả năng các công ty đó vỡ nợ là rất lớn.
Hình thức mua và bán
Trái phiếu doanh nghiệp có thể được mua thông qua dịch vụ môi giới bán phần (discount broker), môi giới chuyên doanh (full-service broker), ngân hàng thương mại hoặc một tổ chức trung gian tài chính nào đó khác. Thời điểm tốt nhất để mua trái phiếu doanh nghiệp là khi lãi suất đang tương đối cao.
Điểm mạnh
• Nhiều trái phiếu doanh nghiệp cho lợi suất cao hơn so với trái phiếu chính phủ trong khi chỉ rủi ro hơn một chút.
• Khả năng mất vốn là rất thấp, nếu bạn chỉ mua trái phiếu của các công ty đang hoạt động tốt và được theo dõi đầy đủ. Tuy vậy bạn có thể sẽ cần phải nghiên cứu một chút.
Điểm yếu
• Các khoản thanh toán lãi suất cố định chịu thuế tương đương với thu nhập cá nhân.
• Trái phiếu doanh nghiệp khó có thể bảo vệ bạn trước lạm phát vì các khoản thanh toán lãi suất thường là cố định cho tới khi đáo hạn.
Ba Lợi Ích Chính
• Giúp tăng giá trị của khoản đầu tư
• Tạo nguồn thu nhập ổn định
• Phương thức đầu tư an toàn
Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:
Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ
Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)
Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng
Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm
Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi
Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông
Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai
Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ
Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ
Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp
Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị
Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ
Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi
Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản
Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)
Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc
Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)
Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi
Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn
Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp
Bài 21: Lời kết