20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị (Bài 11)

Lâm Nguyễn
08/03/2016 - 09:47 14275     0

Từ trước đến nay, có lẽ không ít trong số chúng ta vẫn đánh đồng cụm từ "đầu tư" là mua chứng khoán. Nhận biết được thực tế này, SAGA đã chắt lọc và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau để giờ đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 20 Công Cụ Đầu Tư - chuỗi bài giới thiệu, khái quát cách thức giao dịch, nêu lên ưu - nhược điểm và mục đích sử dụng của 20 công cụ khác nhau mà một nhà đầu tư (có thể chính là bạn trong tương lai) có thể sử dụng. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những kiến thức hết sức căn bản về mỗi công cụ đầu tư, chúng tôi chỉ đưa thông tin kèm các chú giải sơ bộ để người đọc dễ hình dung, để tìm hiểu rõ hơn về từng công cụ, xin mời độc giả tìm đọc các bài viết khác trên SAGA.

Trái phiếu đô thị là gì?

Trái phiếu đô thị (municipal bond), viêt tắt là "munis", là các chứng khoán nợ được một bang, một thành phố hoặc một nước phát hành để tài trợ cho các chi phí vốn như xây dựng đường cao tốc, cầu cống hoặc trường học. Trái phiếu đô thị được bán với những điều kiện thuận lợi về thuế và được những người có khung thuế thu nhập cao yêu thích.

Ưu điểm chính của trái phiếu đô thị là nhiều trái phiếu đô thị được miễn các khoản thuế liên bang và hầu hết chúng được miễn các thuế tiểu bang và thuế địa phương, đặc biệt nếu bạn sống ở tiểu bang phát hành trái phiếu đô thị. Ví dụ, người dân Washington có thể được miễn ba lần thuế nếu mua trái phiếu đô thị Washington vì họ không phải trả các khoản thuế nhu nhập liên bang, tiểu bang hay địa phương cho những trái phiếu này. Do đó, trái phiếu đô thị rất phổ biến với những nhà đầu tư giàu có vì họ không phải kê khai thu nhập cho các mục đích thuế.

Có hai loại trái phiếu đô thị:

1. Mục đích công: là những trái phiếu được sử dụng cho các dự án của chính phủ và thường được miễn thuế.

2. Mục đích cá nhân: điểm khác biệt nhỏ là nó chỉ được miễn thuế nếu được ghi rõ ràng như vậy, còn nếu không, bạn phải tuân theo các quy định ghi trên trái phiếu. (Điều này tùy thuộc vào từng trái phiếu khác nhau). Loại trái phiếu đô thị này được gọi là có mục đích cá nhân vì chúng thường dùng để tài trợ cho một dự án mà lợi ích dành cho cả chính phủ và chủ thể tư nhân.

Mục tiêu và rủi ro

Đa số các nhà đầu tư mua trái phiếu đô thị vì lý do thu nhập. Mặc dù kiếm lời từ chênh lệch giá là khả thi khi lãi suất thị trường giảm, nhưng đó không phải là muc đích cơ bản của trái phiếu đô thị. Khi xem xét báo giá của trái phiếu đô thị, hãy nhớ rằng lợi tức của chúng thường khá thấp vì những lợi ích về thuế đã được tính đến trong giá của trái phiếu.

Không có nhiều rủi ro trong việc mua một trái phiếu đô thị - bạn chỉ cần tìm hiểu về thành phố nơi bạn mua nó. Ví dụ, một trái phiếu đô thị New York có thể có khả năng thanh toán nợ cao hơn một trái phiếu đô thị của Puddle Jump, Wyoming.

Cách mua và bán 

Trái phiếu đô thị có thể được mua qua môi giới một phần hoặc môi giới trọn gói. Một số thành phố cũng trực tiếp bán trái phiếu cho bạn. Khoản đầu tư tối thiểu cho một trái phiếu đô thị có thể bắt đầu trong khoảng hàng ngàn đô la.

Một cách mới phổ biến để đầu tư vào trái phiếu đô thị là thông qua các quỹ trái phiếu đô thị, nơi tập hợp các trái phiếu đô thị từ các bang và thành phố khác nhau, cho phép bạn có một danh mục đầu tư đa ngành tốt mà vẫn nhận được tất cả lợi ích như trực tiếp tự mua các trái phiếu đô thị.

Ưu điểm

  • Thu nhập từ trái phiếu đô thị được miễn thuế, trừ khoản lãi vốn.
  • Trái phiếu đô thị được nhận định là khoản đầu tư có rủi ro rất thấp.

Hạn chế

Trái phiếu đô thị của các thành phố nhỏ hơn đôi khi có thể khó bán.

3 mục đích chính

  • Khoản tiết kiệm miễn thuế
  • Mang lại thu nhập
  • Bảo vệ khoản đầu tư ban đầu

 

Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:

Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ

Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)

Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng

Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm

Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi

Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông

Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai

Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ

Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp

Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị

Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ

Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi

Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản

Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)

Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc

Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)

Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi

Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn

Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Bài 21: Lời kết

 

Nguồn : Theo Saga.vn
Lâm Nguyễn

Saga App

Saga App