20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ (Bài 9)

Lâm Nguyễn
08/03/2016 - 09:49 20298     0

Từ trước đến nay, có lẽ không ít trong số chúng ta vẫn đánh đồng cụm từ "đầu tư" là mua chứng khoán. Nhận biết được thực tế này, SAGA đã chắt lọc và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau để giờ đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 20 Công Cụ Đầu Tư - chuỗi bài giới thiệu, khái quát cách thức giao dịch, nêu lên ưu - nhược điểm và mục đích sử dụng của 20 công cụ khác nhau mà một nhà đầu tư (có thể chính là bạn trong tương lai) có thể sử dụng. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những kiến thức hết sức căn bản về mỗi công cụ đầu tư, chúng tôi chỉ đưa thông tin kèm các chú giải sơ bộ để người đọc dễ hình dung, để tìm hiểu rõ hơn về từng công cụ, xin mời độc giả tìm đọc các bài viết khác trên SAGA.

Thị trường tiền tệ là gì?

Thị trường tiền tệ giao dịch các chứng khoán có thu nhập cố định, giống như thị trường trái phiếu. Điểm khác nhau chính là thị trường tiền tệ giao dịch các công cụ nợ và công cụ tiền tệ ngắn hạn. Nói cách khác, các công cụ của thị trường tiền tệ là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới một năm và có tính thanh khoản cao.

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng tại sao nhiều nhà môi giới không gợi ý cho bạn mua các công cụ trên thị trường tiền tệ? Lý do là các chứng khoán này có mệnh giá rất cao khiến các nhà đầu tư trung bình khó có khả năng tiếp cận chúng. Cách dễ nhất để các nhà đầu tư nhỏ lẻ (retail investor) có thể tiếp cận là thông qua các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (money market mutural fund) hoặc một tài khoản ngân hàng trên thị trường tiền tệ (money market bank account). Những tài khoản và quỹ này do hàng ngàn nhà đầu tư đóng góp tài sản để mua các chứng khoán trên thị trường tiền tệ.

Một số nhà đầu tư cũng trực tiếp mua các Tín phiếu kho bạc và các công cụ khác của thị trường tiền tệ từ các Ngân hàng dự trữ liên bang hoặc thông qua các tổ chức tài chính lớn khác để tiếp cận trực tiếp những thị trường này. Các công cụ của thị trường tiền tệ là: chứng chỉ tiền gửi, Tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng v.v…

Mục tiêu và rủi ro

Các tổ chức đầu tư sử dụng thị trường tiền tệ như nơi “trú ẩn” an toàn trong một thời gian. Sự xuất hiện các quỹ tương hỗ thị trường tiền tê cho phép các nhà đầu tư cá nhân tham gia kiếm lời trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao hơn các tài khoản tiết kiệm và những cách đầu tư có rủi ro thấp khác. Hoạt động của một quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ lãi suất, thời điểm tốt nhât để đưa khoản tiền của bạn vào các quỹ thị trường tiền tệ là khi tỉ lệ lãi suất đang đạt đỉnh.

Các qũy thị trường tiền tệ là sự đầu tư có rủi ro thấp vì chúng đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc và những công ty được đánh giá cao. Một nhược điểm của các quỹ này là chúng không được bảo hiểm bởi quỹ bảo hiểm chứng khoán liên bang (federal securities insurance) - nơi bảo hiểm các tài khoản ngân hàng, dù một vài quỹ theo đuổi bảo hiểm thông qua các công ty tư nhân.

Cách mua và bán 

Ngày nay, các quỹ thị trường tiền tệ có thể được mua bán thông qua bất kỳ ngân hàng hoặc nhà môi giới nào. Nếu bạn muốn đầu tư trực tiếp vào thị trường tiền tệ, bạn có thể cần một sự môi giới toàn phần, dù đôi khi bạn có thể mua trực tiếp từ chính phủ. Khoản đầu tư tối thiểu vào một quỹ thị trường tiền tệ thường dao động trong khoảng 500 USD đến 1.000 USD, trong khi để đầu tư trực tiếp vào thị trường tiền tệ, dù ở nơi nào, bạn cũng cần từ 1.000 USD đến 10.000 USD để bắt đầu. 

Ưu điểm

  • Lợi nhuận từ các quỹ thị trường tiền tệ thường được miễn thuế bởi vì các quỹ này đầu tư chủ yếu vào các chứng khoán chính phủ. Tuy nhiên, mọi khoản cổ tức đều phải chịu thuế.
  • Vì các quỹ thị trường tiền tệ là loại hình đầu tư rủi ro thấp tốt nên các quỹ này được sử dụng rộng rãi như công cụ đầu tư phòng hộ khi thị trường chứng khoán xuống giá.

Nhược điểm

  • Dù lợi nhuận từ các quỹ thị trường tiền tệ cao hơn lợi nhuận từ một tài khoản tiết kiệm, nó vẫn thấp hơn lợi nhuận từ cổ phiếu hay trái phiếu.
  • Một số chứng khoán thị trường tiền tệ có giá rất cao (phổ biến trong khoản 100.000 USD), điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư cá nhân khi mua chúng.

3 mục đích chính

  • Bảo vệ thu nhập
  • Tăng trị giá vốn
  • Khoản tiết kiệm miễn thuế

 

Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:

Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ

Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)

Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng

Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm

Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi

Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông

Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai

Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ

Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp

Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị

Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ

Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi

Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản

Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)

Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc

Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)

Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi

Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn

Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Bài 21: Lời kết

 

Nguồn : Theo Saga.vn
Lâm Nguyễn

Saga App

Saga App