Quỹ tương hỗ là gì?
Bạn đang có dự dịnh đầu tư (hoặc đã đầu tư), nhưng không muốn mất thời gian điều tra số liệu của các công ty và để quyết định là mua mua một cổ phiếu hay không? Hoặc bạn thấy không yên lòng trước những rủi ro và biến động của thị trường chứng khoán?
Nếu những dòng trên đúng với bạn thì quỹ tương hỗ xem chừng là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Một quỹ tương hỗ đơn giản là một nhóm nhiều người góp chung tiền và giao cho một công ty quản lý để thay họ đầu tư. Người quản lý quỹ tương hỗ dùng tiền này để mua một nhiều loại chứng khoán từ các thị trường và các ngành khác nhau. Phần sở hữu của bạn trong quỹ phụ thuộc vào lượng vốn bạn đầu tư.
Mục tiêu và rủi ro
Nhìn chung, các nhà đầu tư nên đầu tư vào các quỹ tương hỗ như một khoản đầu tư dài hạn. Ưu điểm của các quỹ tương hỗ là tùy từng quỹ lại có những mục tiêu khác nhau. Hay nói cách khác, mỗi một quỹ tương hỗ có một chiến lược riêng. Do đó, trước khi tham gia, bạn nên cân nhắc mục tiêu của mình là gì để xác định quỹ phù hợp với mục tiêu đó hay không. Quỹ tương hỗ có thể áp dụng các chiến lược như tăng trưởng/tích cực, rủi ro thấp, cân bằng, thuận xu thế, v.v…
Khả năng chịu đựng rủi ro của bạn sẽ đóng vai trò lớn khi quyết định chọn quỹ - xét cho cùng, tất cả sẽ quy về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, nếu quỹ của bạn dành cho người về hưu, thì quỹ thị trường tiền tệ với rủi ro thấp có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nhiều quỹ vin vào rủi ro để biện minh cho hoạt động yếu kém của mình. Ví dụ, một quỹ tương hỗ có thể không đánh bại được chỉ số S&P 500 nhưng đồng thời nó đem lại hệ số beta (rủi ro) thấp hơn nhiều so với beta của thị trường. Nếu bạn sẵn sàng hy sinh một phần lợi nhuận để đổi lấy sự an tâm, thì những quỹ có rủi ro thấp này là lựa chọn tối ưu.
Cách mua và bán
Có hàng nghìn các quỹ tương hỗ khác nhau trên thị trường. Hầu hết chúng có thể được mua trực tiếp thông qua một công ty quản lý quỹ tương hỗ, một ngân hàng, một công ty môi giới hoặc một nhà kế hoạch tài chính (financial planner). Hoa hồng từ các quỹ tương hỗ có thể khác nhau phụ thuộc vào từng công ty và cách thức hoạt động của quỹ. Một quỹ tương hỗ tính phí sẽ lấy tiền cho những cổ phiếu được mua.Một quỹ tương hỗ thu phí bán cổ phiếu của nó mà không thu hoa hồng hay phí bán hàng nào cả, nhưng phí quản lý có thể cao.
Ưu điểm
- Bạn có thể mua cổ phiếu của nhiều công ty với số tiền đầu tư nhỏ. Nói cách khác, bạn đạt được đa dạng hóa khi đầu tư.
- Bạn có thể dễ dàng góp tiền theo tháng.
- Khoản tiền của bạn sẽ được quản lý bởi một nhà quản lý chuyên nghiệp. Nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức của họ, bạn sẽ nhận được mức lợi suất trên mức trung bình, ít nhất là theo lý thuyết.
Hạn chế
- Phần lớn các công ty quỹ tương hỗ không thể để đánh bại mức trung bình thị trường như chỉ số S & P 500 và chỉ số DJIA. (Lưu ý “theo lý thuyết”, bạn sẽ nhận được lợi nhuận trên mức trung bình)
- Quản lý quỹ sẽ cắt ra một phần từ lợi tức để bỏ túi mình. Phần thù lao này có thể dao động, nhưng thường là khá cao.
- Bạn phải trả phí quản lý bất kể quỹ hoạt động hiệu quả hay không
3 mục đích chính
- Tăng trị giá vốn
- Đem lại thu nhập
- Khoản tiết kiệm được hoãn thuế
Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:
Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ
Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)
Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng
Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm
Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi
Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông
Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai
Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ
Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ
Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp
Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị
Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ
Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi
Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản
Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)
Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc
Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)
Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi
Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn
Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp
Bài 21: Lời kết