20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm (Bài 4)

Lâm Nguyễn
01/03/2016 - 22:41 16621     0

Từ trước đến nay, có lẽ không ít trong số chúng ta vẫn đánh đồng cụm từ "đầu tư" là mua chứng khoán. Nhận biết được thực tế này, SAGA đã chắt lọc và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau để giờ đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 20 Công Cụ Đầu Tư - chuỗi bài giới thiệu, khái quát cách thức giao dịch, nêu lên ưu - nhược điểm và mục đích sử dụng của 20 công cụ khác nhau mà một nhà đầu tư (có thể chính là bạn trong tương lai) có thể sử dụng. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những kiến thức hết sức căn bản về mỗi công cụ đầu tư, chúng tôi chỉ đưa thông tin kèm các chú giải sơ bộ để người đọc dễ hình dung, để tìm hiểu rõ hơn về từng công cụ, xin mời độc giả tìm đọc các bài viết khác trên SAGA.

Bộ sưu tập là gì?

Nhìn chung, hàng sưu tầm (collectibles) là một loại tài sản vật chất có giá trị tăng lên theo thời gian bởi vì nó trở nên hiếm hoặc được rất nhiều người săn lùng. Nói đến sưu tầm, nhiều người nghĩ đến những thứ như tem, tiền xu, các tác phẩm nghệ thuật hay những tấm thẻ thể thao, nhưng thực ra, không hề có một quy tắc nghiêm ngặt nào quy định một tài sản có phải là hàng sưu tầm hay không.

Mục tiêu và rủi ro

Mục đích của việc đầu tư vào hàng sưu tầm là khác nhau tùy thuộc vào chính người đầu tư và những thứ đồ được sưu tập. Những thứ đồ sưu tập có thể mất nhiều thời gian để tăng giá trị, và giá trị của chúng trong tương lai cũng không được đảm bảo. Thêm vào đó, không giống các công cụ đầu tư khác, vật sưu tầm không mang lại thu nhập và chỉ mang lại lãi khi bạn bán được vật sưu tầm đó. Một lợi thế của các món đồ sưu tầm là phần lớn chúng tăng giá trị cùng với lạm phát.

Cách mua hoặc bán

Những món đồ đáng sưu tầm có thể được mua ở bất kì đâu. Những nơi phổ biến hơn cả là chợ trời, cửa hàng đồ cổ, các nhà sưu tầm nhỏ lẻ, các phiên bán đấu giá, những buổi “garage sales” (những buổi mua bán những đồ dùng gia đình, quần áo, đồ điện máy cũ) và gần đây là qua mua bán trực tuyến như qua trang mạng eBay. Giá trị thu được từ những món đồ này có thể rất khác nhau, nhưng phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung và cầu của món đồ đó.

“Kỳ hạn” của một món hàng sưu tầm có thể cũng rất đa dạng. Đối với mốt mới nhất như Beanie Babies hoặc thẻ Pokémon, giá trị của chúng có thể nhanh chóng đạt mức cao nhất. Các mặt hàng khác như đồ cổ có khả năng phải mất nhiều thập kỷ mới được tăng giá trị.

Điểm mạnh

Nhiều loại hàng sưu tầm không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Điểm yếu

• Tính thanh khoản không cao, nhà đầu tư thường khó bán được ở mức giá mà họ mong muốn

• Vẫn bị đánh thuế

• Không đem lại thu nhập cho nhà đầu tư

• Giá trị thực thường khó xác định

• Vì có quá nhiều thứ không chắc chắn nên không thể tính vào quỹ hưu trí của bạn

Ba mục đích chính

• Gia tăng trị giá vốn

• Bảo vệ giá trị khỏi lạm phát

• Thỏa mãn sở thích cá nhân

Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:

Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ

Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)

Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng

Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm

Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi

Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông

Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai

Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ

Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp

Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị

Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ

Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi

Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản

Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)

Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc

Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)

Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi

Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn

Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Bài 21: Lời kết

 

Nguồn : Theo Saga.vn
Lâm Nguyễn

Saga App

Saga App