20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp (Bài 10)

Lâm Nguyễn
08/03/2016 - 09:49 19857     0

Từ trước đến nay, có lẽ không ít trong số chúng ta vẫn đánh đồng cụm từ "đầu tư" là mua chứng khoán. Nhận biết được thực tế này, SAGA đã chắt lọc và tổng hợp kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau để giờ đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 20 Công Cụ Đầu Tư - chuỗi bài giới thiệu, khái quát cách thức giao dịch, nêu lên ưu - nhược điểm và mục đích sử dụng của 20 công cụ khác nhau mà một nhà đầu tư (có thể chính là bạn trong tương lai) có thể sử dụng. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những kiến thức hết sức căn bản về mỗi công cụ đầu tư, chúng tôi chỉ đưa thông tin kèm các chú giải sơ bộ để người đọc dễ hình dung, để tìm hiểu rõ hơn về từng công cụ, xin mời độc giả tìm đọc các bài viết khác trên SAGA.

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là gì?

Một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), cũng được biết đến như "chứng khoán chuyển giao vay mua nhà thế chấp" (mortgage pass-through) hoặc "chứng chỉ sang tay" (pass-through certificate), là một công cụ đầu tư đại diện cho quyền sở hữu trọn vẹn một nhóm tài sản thế chấp. Nợ gốc và lãi suất từ những khoản thế chấp cá nhân sẽ được sử dụng để thanh toán nợ gốc và lãi suất của các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp.

Đầu tư vào một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp nghĩa là bạn đang cho một người mua nhà hoặc một doanh nghiệp vay tiền. Các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là một cách giúp các ngân hàng khu vực nhỏ nhận khoản thế chấp của khách hàng mà không phải lo lắng liệu họ có tài sản để đảm bảo cho khoản vay hay không. Thay vào đó, các ngân hàng hoạt động như người trung gian giữa người mua nhà và các thị trường đầu tư.

Những tổ chức nào phụ trách gom các khoản thế chấp? Đa số các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp được phát hành và bảo đảm bởi các tập đoàn được Chính phủ bảo trợ như Hiệp hội thế chấp quốc gia của Chính phủ (còn gọi là Ginnie Mae), công ty cho vay thế chấp mua nhà liên bang (còn gọi là Freddie Mac) và Quỹ thế chấp quốc gia thuộc Liên bang (còn được gọi là Fannie Mae). Mỗi tổ chức phát hành chứng khoán với những biến thể khác biệt đôi chút. Chứng khoán bảo đảm thế chấp của Ginnie Mae thường là loại phổ biến nhất và được giao dịch rộng rãi vì chúng được bảo đảm bởi Chính phủ Mỹ, trong khi Fannie Mae được nhà nước bảo trợ nhưng lại giao dịch như một công ty đại chúng.

Mục tiêu và rủi ro

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp có thể coi là một công cụ hữu dụng mà chưa nhiều người quan tâm. Mặc dù loại chứng khoán này chủ yếu được sử dụng để mang lại khoản thu nhập an toàn, chúng cũng đem đến cơ hội kiếm lời từ chênh lệch giá khi lãi suất giảm. Một lợi thế khác của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp là chúng phù hợp với phần lớn các tài khoản tiết kiệm được hoãn thuế.

Nhìn chung, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp được giao dịch sôi động hơn trái phiếu, bởi vậy có rất ít rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, chúng được nhận định là công cụ đầu tư cực kỳ an toàn, thường có khả năng thanh toán nợ tương đương chứng khoán kho bạc nhưng thu nhập cao hơn 1-2%. Thu nhập hàng tháng từ chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp có thể thay đổi khi lãi suất thay đổi vì các khoản thế chấp có thể được trả trước, và khi lãi suất giảm, khoản thanh toán có xu hướng tăng lên. Khoản thanh toán trước chỉ rút ngắn thời hạn của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và được trả trực tiếp cho các nhà đầu tư.

Cách mua và bán

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp có thể được mua thông qua bất kỳ nhà môi giới trọn gói nào. Ngoài ra, có ngày càng nhiều nhà môi giới một phần cung cấp các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Những chứng khoán này không rẻ, hầu hết được bán khoảng 25.000 USD. Nhưng có nhiều biến tướng của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (được gọi là trái phiếu tài sản cho vay cầm cố - CMO) có thể được bán dưới 5.000 USD.

Ưu điểm

  • Đây là công cụ đầu tư có rủi ro rất thấp nhưng lại cung cấp mức thu nhập cao hơn 1-2% so với những chứng khoán có rủi ro tương đương.
  • Hầu hết chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoặc là được bảo đảm toàn bộ hoặc bảo trợ bởi chính phủ Mỹ.

Hạn chế

  • Khoản đầu tư tối thiểu khá cao, thường từ 25.000 USD.
  • Ngoài tài khoản hưu trí, hầu như không có lợi thế về thuế khi sở hữu một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Thu nhập từ chứng khoán này được đánh thuế như thu nhập thông thường.

3 mục đích chính

  • Mang lại thu nhập
  • Tăng trị giá vốn
  • Khoản tiết kiệm được hoãn thuế

 

Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:

Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ

Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)

Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng

Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm

Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi

Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông

Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai

Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ

Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ

Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp

Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị

Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ

Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi

Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản

Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)

Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc

Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)

Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi

Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn

Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp

Bài 21: Lời kết

Nguồn : Theo Saga.vn
Lâm Nguyễn

Saga App

Saga App