Bất Động Sản là gì?
Thông thường, điều đầu tiên mà bạn chú ý khi mua một căn nhà là yếu tố thiết kế và bài trí của nó. Nhưng nếu bạn coi căn nhà đó như một khoản đầu tư thì nó có thể trở nên rất hấp dẫn trong những năm về sau. Đối với phần lớn chúng ta, mua một ngôi nhà thường sẽ là khoản đầu tư lớn nhất trong cả cuộc đời. Đầu tư bất động sản không chỉ là việc mua một ngôi nhà mà nó có thể bao gồm các ngôi nhà dành cho kỳ nghỉ, bất động sản thương mại, đất đai (phát triển hoặc chưa phát triển), nhà chung cư cao tầng và nhiều loại khác.
Khi mua bất động sản cho mục đích đầu tư, yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là vị trí. Không giống như các khoản đầu tư khác, bất động sản thường bị ảnh hưởng đáng kể bởi điều kiện của khu vực xung quanh nó và các yếu tố địa phương khác.
Khi định giá bất động sản, có vài điều ta cần chú ý như : năm tuổi và hiện trạng của căn nhà, những sửa chữa đã được thực hiện, những vụ bán nhà gần đây trong khu vực, những thay đổi trong quy hoạch. v.v… Bạn phải tính đến thu nhập tiềm năng mà căn nhà đó có thể mang lại và so sánh nó với những ngôi nhà khác trong cùng khu vực.
Mục tiêu và rủi ro
Đầu tư bất động sản cho phép nhà đầu tư có thể đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là thặng dư vốn, thì việc mua một bất động sản đầy hứa hẹn trong một khu vực có tiềm năng lớn sẽ giúp bạn đạt được điều này. Mặt khác, nếu những gì mà bạn tìm kiếm là thu nhập, thì việc mua một ngôi nhà cho thuê sẽ giúp cung cấp các nguồn thu nhập thường xuyên.
Có những rủi ro đáng kể liên quan đến việc nắm giữ bất động sản như: thuế bất động sản, chi phí bảo dưỡng, duy trì và sửa chữa v.v… Thêm vào đó, bất động sản thường được coi là có tính thanh khoản rất thấp nên đôi khi rất khó để tìm được người mua nếu bạn cần nhanh chóng thanh lý bất động sản của mình.
Cách mua bán bất động sản
Bất động sản hầu như chỉ được bán thông qua các công tu môi giới hoặc các đại lý bất động sản. Khoản phí phải trả cho họ thường là một tỷ lệ phần trăm của giá trị bất động sản được mua. Bất động sản cũng có thể được mua trực tiếp từ chủ sở hữu mà không cần đến bên thứ ba. Nếu bạn cảm thấy đầu tư bất động sản quá tốn kém, hãy xem xét việc đầu tư vào quỹ đầu tư ủy thác bất động sản (REIT).
Ưu điểm
• Cho dù mục tiêu là thu nhập hay thặng dư vốn, đầu tư vào bất động sản đều giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
• Việc sử dụng bất động sản như những khoản thế chấp có thể giúp bạn vay được số tiền tối đa lên đến gấp ba lần giá trị của bất động sản đó. Điều này có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ đòn bẩy của nhà đầu tư. Nhưng hãy nhớ rằng bạn thường phải trả trước 5% giá trị bất động sản.
Hạn chế
• Rất khó để có thể nhanh chóng thanh lý bất động sản.
• Chi phí nắm giữ bất động sản là lớn, đặc biệt nếu bạn không định sử dụng nó để ở vì bạn phải trả thuế bất động sản, phí bảo hiểm, phí bảo trì, v.v…
Ba mục đích chính
• Mang lại thu nhập
• Tăng trị giá vốn
• Lợi thế đòn bẩy
Đọc thêm: Chuỗi bài 20 Công Cụ Đầu Tư:
Bài 1: 20 Công Cụ Đầu Tư: Giới Thiệu & Chứng Chỉ Tín Thác Mỹ
Bài 2: 20 Công Cụ Đầu Tư: Dòng Niên Kim (Annuity)
Bài 3: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Dạng Đóng
Bài 4: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hàng Sưu Tầm
Bài 5: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Chuyển Đổi
Bài 6: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Phổ Thông
Bài 7: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Tương Lai
Bài 8: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bảo Hiểm Nhân Thọ
Bài 9: 20 Công Cụ Đầu Tư: Thị Trường Tiền Tệ
Bài 10: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Bảo Đảm Bằng Thế Chấp
Bài 11: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Đô Thị
Bài 12: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tương Hỗ
Bài 13: 20 Công Cụ Đầu Tư: Cổ Phiếu Ưu Đãi
Bài 14: 20 Công Cụ Đầu Tư: Bất Động Sản
Bài 15: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REIT)
Bài 16: 20 Công Cụ Đầu Tư: Chứng Khoán Kho Bạc
Bài 17: 20 Công Cụ Đầu Tư: Quỹ Đầu Tư Ủy Thác Theo Đơn Vị (UIT)
Bài 18: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Không Nhận Lãi
Bài 19: 20 Công Cụ Đầu Tư: Hợp Đồng Quyền Chọn
Bài 20: 20 Công Cụ Đầu Tư: Trái Phiếu Doanh Nghiệp
Bài 21: Lời kết