1. Xây dựng một trang giới thiệu trước khi khởi động website
Trang web của bạn chưa hoàn hảo để khởi chạy không có nghĩa là bạn không thể quảng bá cho nó. Trên thực tế, việc giới thiệu một website sắp được tung ra lại tạo ra nhiều sự quan tâm và thích thú hơn là khi bạn đã có một website hoàn chỉnh, rồi mới bắt đầu quảng bá nó.
Bạn cần một ứng dụng cho người truy cập đăng kí để họ có thể nhận được thông báo khi website của bạn thực sự khởi chạy. LeadPages là website hữu ích với chi phí thấp mà bạn có thể áp dụng cho trang web của mình. Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể cài đặt plugin EZP Coming Soon Page hoặc Easy Coming Soon.
2. Tạo ra ít nhất 3-5 bài viết với chất lượng cao
Nội dung sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến bất kì chiến dịch quảng cáo nào. Người đọc luôn mong muốn được xem những sản phẩm có chất lượng cao. Nếu họ cảm thấy nội dung bạn tạo ra không có giá trị, họ sẽ không bao giờ ghé thăm website của bạn nữa.
Trước khi tung ra website, hãy xây dựng khoảng 3 - 10 bài viết có chất lượng. Nếu bài viết của bạn có hơn 1.200 từ, nhiều khả năng bạn sẽ có cơ hội có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Đó là cơ hội tốt nhất để người đọc dẫn link tới trang web của bạn.
Một số ý tưởng nội dung cho những bài đăng đầu tiên:
- Các bài hướng dẫn.
- Đánh giá của chuyên gia: Hãy xin ý kiến hoặc lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vủa bạn.
- Các bài viết hướng dẫn từng bước.
- Lời khuyên thiết thực để vượt qua những vấn đề phổ biến trong thị trường ngách của bạn.
- Câu hỏi thường gặp trong ngành của bạn cùng câu trả lời.
- Danh sách các thuật ngữ chuyên ngành.
3. Để người đọc đăng kí nhận thông tin bằng email của họ
Một danh sách email sẽ giúp bạn có thể kết nối với độc giả một cách dễ dàng, ngay cả khi họ không bao giờ quay lại website của bạn một lần nào nữa. Bạn có thể đăng ký các dịch vụ email marketing như MailChimp hoặc AWeber, sau đó sử dụng một trong các mẫu được thiết kế sẵn của họ để thêm vào trang web của bạn.
Hãy tạo động lực cho độc giả để họ tự nguyện tham gia vào danh sách email của bạn; ví dụ như tặng một cuốn ebook miễn phí hoặc hướng dẫn cung cấp thông tin có giá trị cho đối tượng mục tiêu của bạn.
4. Xây dựng mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn
Chiến lược này hoạt động tốt nhất nếu trang web của bạn không phục vụ mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng có thể áp dụng cho các trang web kinh doanh để xây dựng một loạt các nội dung tuyệt vời.
Liên hệ với những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn và cho họ biết về trang web mới của bạn. Nếu bạn không biết chắc mình sẽ phải liên hệ với ai, hãy sử dụng công cụ BuzzSumo để tìm các blog, doanh nghiệp, nhà báo và những người có ảnh hưởng đến truyền thông, họ có thể chia sẻ website của bạn với những người theo dõi của họ.
Tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách theo dõi họ trên kênh truyền thông xã hội và chia sẻ những gì họ viết với người đọc của bạn (cho dù số lượng độc giả của bạn không nhiều). Hãy đọc các bài viết trên blog của họ, và để lại những bình luận có giá trị. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể gửi email cho họ và giới thiệu ngắn gọn về mình. Đừng yêu cầu họ chia sẻ nội dung của bạn vội; nếu nội dung của bạn thật sự có giá trị, họ sẽ tự động chia sẻ nó mà thôi.
5. Thiết lập thông báo trực tuyến cho tên blog của bạn
Khi quản lý website, bạn sẽ muốn nhận được thông báo bất cứ khi nào và nơi nào trang web của bạn được nhắc đến. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của quá trình quảng bá website mà bạn đang thực hiện.
Để được nhận thông báo về bất kỳ bài đăng nào, hãy đăng ký Google Alerts. Để có thể xem được mọi người đang nói gì về trang web của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội, hãy sử dụng Mention hoặc Hootsuite.
Đọc thêm: 6 Mẹo Nhỏ Giúp Tăng Lượng Truy Cập Vào Website Của Bạn
6. Sử dụng liên kết miễn phí và công khai với HARO
Việc quảng bá cho một website mới ra mắt có thể có nhiều thách thức. Vì thế, việc sử dụng một dịch vụ như Help A Reporter (HARO) có lẽ là cách thức tốt nhất để giúp quảng bá website của bạn hoàn toàn miễn phí.
Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được những tin nhắn câu hỏi truyền thông ba lần một ngày. Khi nhận được một truy vấn mà bạn có thể trả lời, hãy gửi ngay email cho nhà báo, cung cấp thông tin chi tiết và gửi kèm link một hoặc hai bài đăng trên website có chất lượng tốt và liên quan đến nội dung được truy vấn.
7. Cập nhật sơ đồ trang XML
Sơ đồ trang XML là một tài liệu cung cấp các công cụ tìm kiếm danh sách các trang và bài đăng trên trang web của bạn. Nó cho phép Google thu thập dữ liệu trang của bạn hiệu quả hơn, có nghĩa là nội dung của bạn có thể được hiện trên trang tìm kiếm nhanh hơn.
Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể cài đặt plugin Google XML Sitemaps plugin. Nếu bạn sử dụng bất cứ nền tảng nào khác, bạn có thể tạo sơ đồ trang bằng XML Sitemaps generator, sau đó tải nó lên thư mục gốc của website (ví dụ: www.yoursite.com/sitemap.xml).
8. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về SEO
Kể cả khi bạn không phải là một chuyên gia SEO, bạn cũng có thể nghiên cứu về bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, nhưng bạn phải nắm được những điều cơ bản nhưng hết sức quan trọng. Khi thiết lập một website bạn phải chú ý những điểm chính sau:
- Sử dụng từ khoá (từ và cụm từ tìm kiếm) ở trang web của bạn: thanh công cụ, thẻ tiêu đề, tiêu đề bài đăng, tiêu đề ảnh, v.v …
- Liên tục xây dựng nội dung chính cho website
- Tạo ra những liên kết dẫn đến trang của bạn.
- Đảm bảo URLs mà bạn sử dụng là từ ngữ chứ không phải số hoặc ký hiệu (đây được gọi là cấu trúc permalink).
- Đảm bảo trang web của bạn có thể dễ dàng sử dụng trên điện thoại di động.
Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy cài đặt Yoast SEO. Với Yoast SEO, bạn sẽ nhận được những hỗ trợ SEO cơ bản nhất.
9. Cài đặt Google Analytics
Để quảng bá một website, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong đó, bạn phải nắm được chính xác đối tượng truy cập trang web của bạn là ai, đến từ đâu và lượng truy cập là bao nhiêu. Google Analytics là công cụ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí, dễ cài đặt và sẽ giúp bạn tìm ra chính xác những chiến lược nào đang hoạt động hiệu quả, chiến lược nào không.
10. Thêm trang web của bạn vào Google Search Console
Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) là tập hợp các công cụ giúp bạn quản lý hiệu quả của website trên công cụ tìm kiếm. Nếu Google phát hiện website của bạn đang gặp bất kì vấn đề nào, họ sẽ gửi thông báo cho bạn.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng bạn cần xác minh:
- Danh sách các link liên kết tới trang web của bạn.
- Những tác động xấu đến trang web của bạn.
- Website của bạn có dễ sử dụng với điện thoại di động không?
Nếu bạn thấy bài viết này còn thiếu những gì để xây dựng một website? Hãy chia sẻ thêm cho người đọc và saga.vn biết nhé!